Tác động của quản lý hàng đợi tích cực lên tốc độ bit

Một phần của tài liệu Hiệu năng chuyển giao trong LTE có chứa trạm chuyển tiếp (Trang 78 - 82)

AMQ đóng vai trò quan trọng để giảm hoặc tránh xảy ra tắc nghẽn. AMQ không để cho hàng đợi đầy và giúp cho nguồn có đủ thời gian để đối phó với nghẽn trước khi hàng đợi đầy. Cho đến nay tất cả các thí nghiệm được thực hiện dựa trên AMQ. Trong phần này, các thí nghiệm tương tự được thực hiện với các tình huống giống hệt nhau nhưng không với AQM. Quan sát các kịch bản không sử dụng AQM, phương pháp tối ưu có thể tăng tốc độ bit lên tới 46% so với phương pháp mặc định. Như đã thảo luận với các mạng sử dụng AMQ tốc độ bit tăng lên đến 30%.

Nguyễn Tiến Ninh, D08VT5 67

4.6. Tổng kết chƣơng

Phần thứ nhất trong chương này em đã nêu vấn đề gặp phải khi triển khai các trạm chuyển tiếp trong hệ thống LTE. Đó là khi UE đến kết nối với trạm chuyển tiếp và được chuyển giao đến một node khác trong mạng, lượng dữ liệu vừa truyền tới trạm chuyển tiếp từ eNB sẽ được truyền lại về eNB và sau đó mới chuyển tiếp tới đích. Khi đó, hệ thống sẽ có thể xảy một số trường hợp chuyển giao như đã nêu trong mục 4.2. Vấn đề truyền dữ liệu qua lại sẽ gây ra tăng trễ và lãng phí tài nguyên trong kết nối backhaul. Do đó, việc tìm một giải pháp để loại bỏ vấn đề truyền dữ liệu qua lại là thực sự cần thiết đối với hệ thống. Qua đó, em đã nêu các giải pháp để giải quyết vấn đề. Phần cuối cùng, nội dung là phân tích kết quả mô phỏng. Qua phần này, sẽ cho chúng ta thấy được đặc điểm của từng phương pháp. Từ đó, sẽ lựa chọn được phương pháp tốt nhất để xây dựng các mạng thực tế.

Nguyễn Tiến Ninh, D08VT5 68

KẾT LUẬN

Trong đồ án này, em đã trình bày vấn đề dữ liệu chuyển tiếp trong mạng LTE có chứa trạm chuyển tiếp. Đồ án đã đề cập đến vấn đề triển khai các trạm chuyển tiếp trong mạng LTE cùng với những thách thức của hệ thống. Một trong những thách thức của nó chính là chuyển giao. Trong mạng LTE có chứa chuyển tiếp, khi UE bắt đầu kết nối tới trạm chuyển tiếp được xử lý chuyển giao tới tế bào đích, lượng dữ liệu được truyền qua lại giữa trạm chuyển tiếp và DeNB trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu. Khi dữ liệu truyền qua lại như vậy sẽ làm tăng trễ và chiếm tài nguyên của Un. Thách thức này đã được trình bày rõ trong đồ án và một số giải pháp được chú ý để giải quyết vấn đề. Qua kết quả mô phỏng đã cho ta thấy đặc điểm của từng giải pháp.

Chương 4 đã đánh giá các giải pháp đưa ra và thực hiện so sánh bằng kết quả mô phỏng. Các phương pháp là phương pháp tiếp cận mặc định, phương pháp tiếp cận tối ưu, phương pháp loại bỏ PDCP SDU và phương pháp lý tưởng. Phương pháp mặc định miêu tả phương pháp chuyển tiếp dữ liệu trong LTE. Phương pháp tối ưu cố gắng làm chuyển giao được hiệu quả hơn. Phương pháp loại bỏ PDCP SDU không tạo ra chuyển giao không có tổn thất nhưng vì nó tránh hoàn toàn việc truyền dữ liệu qua kết nối Un trong suốt thời gian chuyển tiếp dữ liệu. Phương pháp lý tưởng là một phương pháp không có tổn thất và các gói được truyền đi không có trễ. Tất cả các phương pháp đã được mô phỏng trong chương trình với các kịch bản đa dạng. Các phép đo được áp dụng để hiệu năng có độ chính xác nhất như là đo lượng bit đã truyền trong thời gian chuyển giao, trễ, tốc độ bit.

Chương trình mô phỏng thực hiện với các tốc độ khác nhau, các kích cỡ file cũng khác nhau. Độ lớn file được lựa chọn đó là 1MB, 20MB, 30MB, 40MB và 50MB. Hai tốc độ được chọn là 50km/h và 120km/h.

Trong phần đầu của đồ án, lượng dữ liệu được chuyển tiếp thông qua liên kết Un đã được nghiên cứu trong phương pháp tối ưu và phương pháp mặc định. Nó cho thấy áp dụng phương pháp tối ưu có thể giảm lượng dữ liệu được chuyển tiếp qua kết nối Un nhỏ nhất là 80%. Phương pháp tối ưu một lần nữa gửi dữ liệu trực tiếp từ nguồn tới đích. Do đó dữ liệu đến đích sẽ không bị truyền qua lại trong liên kết Un.

Việc truyền dữ liệu được chuyển tiếp qua lại trong kết nối Un sẽ tạo ra trễ. Đặc biệt truyền dẫn trong đường lên có giới hạn về mặt tốc độ. Trễ liên quan trực tiếp tới lượng dữ liệu được chuyển tiếp. Vì phương pháp tối ưu có thể giảm lượng dữ liệu được chuyển tiếp thông qua kết nối Un, nó có thể giảm thời gian gián đoạn trong mặt phẳng người sử dụng. Các mô phỏng đã chỉ ra rằng khi sử dụng phương pháp tối ưu, thời gian gián đoạn trong mặt phẳng người sử dụng có thể được giảm hơn 80%.

Triển khai các trạm chuyển tiếp trong mạng LTE sẽ xuất hiện những loại chuyển giao khác nhau giữa trạm nguồn và đích. Chuyển giao được chia thành 4 nhóm chính: RN-RN, RN-eNB, eNB-RN, và eNB-eNB. Tốc độ bit đối với từng loại chuyển giao đã được tính toán và các kết quả đo cũng được phân loại dựa trên các kiểu chuyển giao.

Nguyễn Tiến Ninh, D08VT5 69 Các kết quả chỉ ra rằng với chuyển giao kiểu RN-RN tốc độ bit là kém nhất còn với chuyển giao kiểu eNB-eNB cho kết quả là tốt nhất.

Trong tất cả các kịch bản chuyển giao mục đích của việc tối ưu chuyển tiếp dữ liệu là để tăng hiệu năng của UE, do đó tốc độ bit khi sử dụng các phương pháp khác nhau đã được tính toán và so sánh cẩn thận. Phương pháp tối ưu đạt được tốc độ bit tốt hơn 30%. Trong các mô phỏng có độ lớn file và tốc độ khác nhau.

Tác động của AQM cũng được khảo sát, phương pháp tối ưu có thể tăng tốc độ bit của UE lên 46% so với phương pháp mặc định.

HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Nghiên cứu này làm cơ sở hữu ích để nghiên cứu các mạng multi-hop như trong mạng có một RN được phục vụ bởi một RN và RN này lại được phục vụ bởi một RN thứ ba. Hoặc là nghiên cứu về chuyển tiếp dữ liệu đối với mạng phân phối hợp tác.

Nguyễn Tiến Ninh, D08VT5 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng,“Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G. [2]. “Optimizing handover performance in LTE networks containing relays”. [3]. “Relay Technology in LTE-Advance”.

[4]. Hiramatsu, K., NaKao,S.,Hoshino, M., Imamura, D. Technology evolutions in

LTE/LTE-Advance and its applications. IEEE International Conference on

Một phần của tài liệu Hiệu năng chuyển giao trong LTE có chứa trạm chuyển tiếp (Trang 78 - 82)