Các tiêu chuẩn chính để thiết kế chuyển giao

Một phần của tài liệu Hiệu năng chuyển giao trong LTE có chứa trạm chuyển tiếp (Trang 42 - 44)

Chuyển giao trong LTE được bắt đầu bởi mạng và được hỗ trợ bởi UE. Đối với việc chuyển giao, các phép đo RSRP và RSRQ được thực hiện tại UE và chúng được gửi tới eNB đều đặn. Ngoài ra còn có một số điều kiện chuyển giao được xác định trước hoặc các định nghĩa về ngưỡng trong mạng để kích hoạt các thủ tục chuyển giao cũng như một số mục tiêu thiết kế chuyển giao và tối ưu như là giảm tổng số lần chuyển giao trong toàn bộ hệ thống bằng cách dự đoán chuyển giao, giảm số lần chuyển giao ping pong, chuyển giao nhanh và chuyển giao không ngắt quãng. Để đạt được những mục tiêu này và đáp ứng nhu cầu người sử dụng, cải thiện trễ, tốc độ dữ liệu người dùng, dung lượng hệ thống và giá thành cần được xem xét. Các tiêu chuẩn chính cho thiết kế chuyển giao bao gồm:

- Tối thiểu số chuyển giao thất bại: Tối thiểu số chuyển giao thất bại là cần thiết

để tránh kết thúc cuộc gọi trong thời gian chuyển giao ,cho UE tiếp tục down/upload dữ liệu trong và sau chuyển giao

- Tối thiểu số chuyển giao không cần thiết :để đảm bảo chất lượng và tránh tăng

tải cho mạng. Tối thiểu cũng để tránh rủi ro rớt cuộc gọi khi ngắt trong chuyển giao.

- Tối thiểu trễ chuyển giao: thực tế là chuyển giao trong LTE là chuyển giao

cứng và ngắt kết nối có thể được thông báo bởi người sử dụng; chuyển giao nhanh cần thiết để không bị gián đoạn

- Tối đa thời gian kết nói với tế bào tốt nhất: Chuyển giao thực hiện để UE được

kết nối với tế bào tốt nhất.

- Giảm ảnh hưởng của chuyển giao đến hệ thống và hiệu suất dịch vụ: thu được

bằng cách tối ưu thủ tục chuyển giao.

Một số mục tiêu đã được đề cập ở trên mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như, tối đa thời gian UE kết nối với tế bào tốt nhất làm tăng số chuyển giao. Do đó tạo ra sự cân bằng giữa những mục tiêu này để đến với mục tiêu cuối cùng là cần thiết. Chuyển giao có các tham số khác nhau, do đó cần thiết lập các tham số để tối ưu các giá trị cho chuyển giao với hiệu suất mong muốn. Quyết định để kích hoạt một chuyển giao cũng rất quan trọng. Trong LTE việc kích hoạt thường được dựa trên 2 phép đo RSRP,RSRQ và các tham số khác để làm tăng hiệu năng.

- Mức ngưỡng bắt đầu chuyển giao: Nếu mức ngưỡng bắt đầu chuyển giao giảm,

chuyển giao sẽ được kích hoạt nhanh hơn và nếu nó tăng thì xác suất của trễ chuyển giao cũng sẽ tăng.

Nguyễn Tiến Ninh, D08VT5 31  Giới hạn trễ : để tránh ping pong trong chuyển giao và được xác định

như là một giới hạn về chất lượng kết nối của tế bào đích có thể lớn hơn chất lượng kết nối tế bào gốc cộng với giới hạn.

“Time to trigger” : là thời gian các yêu cầu được kích hoạt, sau thời gian

này chuyển giao sẽ được bắt đầu.

 Hình dạng và độ dài của cửa sổ trung bình sẽ được chọn cẩn thận trong quyết định chuyển giao để tối thiểu ảnh hưởng sự biến đổi của kênh do phadinh

2.6. Tổng kết chƣơng

Trước tiên, em đã nêu vai trò đặc biệt quan trọng của chuyển giao, nó được ví như trái tim của hệ thống thông tin di động vì không có chuyển giao thì sẽ không có kết nối khi di chuyển đến khu vực khác. Sau đó, em đã trình bày các bước trong quá trình chuyển giao của hệ thống LTE, các loại chuyển giao và các quá trình xử lý thông tin tại UE, mặt bằng điều khiển, mặt bằng người sử dụng. Cuối cùng là các tiêu chuẩn chính để thiết kế chuyển giao.

Nguyễn Tiến Ninh, D08VT5 32

CHƢƠNG 3. KỸ THUẬT CHUYỂN TIẾP 3.1. Giới thiệu

Triển khai chuyển tiếp có thể khắc phục những hạn chế về vùng phủ, đặc biệt là vùng biên tế bào để thực hiện các công việc như là khuếch đại và chuyển tiếp (AF) hoặc giải mã và chuyển tiếp (DF). Chuyển tiếp có khả năng để tăng độ che phủ tuyệt đối cũng như vùng phủ sóng dịch vụ mặc dù chúng không thể tăng dung lượng. Kết nối của trạm chuyển tiếp tới các macro khác thông qua backhaul macro kết nối với trạm chuyển tiếp tới mạng lõi ( backhaul là khái niệm về đường truyền kết nói giữa

nhà cung cấp dịch vụ với các mạng khác, backhaul là phần tử nối từ nhà cung cấp BTS (trạm thu phát) và giữa các BTS với nhau. Backhaul trong mạng di động hay mạng lan không dây đều phải kết nối bằng dây, nó làm giảm tính ưu việt của mạng không dây) và ở phía kia. Ngoài những cải tiến về hiệu năng mà chuyển tiếp đem đến

cho mạng, chúng còn được sử dụng trong những khu vực địa hình khác nhau.

Kết nối truy nhập (Uu)

Kết nối truy nhập (Uu)

Kết nối truy nhập

(Uu) Backhaul(Un) Backhaul(Un)

UE 1 UE 2 UE 3 Donor eNodeB (DeNB) Trạm chuyển tiếp (RN) Trạm chuyển tiếp (RN)

Hình 3.1. Mô tả kết nối backhaul giữa RN và DeNB

Trong chương này, trước tiên em sẽ trình bày các chức năng chính của chuyển tiếp. Sau đó, phân loại các dạng chuyển tiếp khác nhau và cuối cùng em sẽ trình bày kiến trúc hệ thống chuyển tiếp.

Một phần của tài liệu Hiệu năng chuyển giao trong LTE có chứa trạm chuyển tiếp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)