Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh bắc Cạn (Trang 34)

- Thời gian: Từ tháng 12/2006 – 12/2007 - Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả:

Sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang để mô tả thực trạng tình hình NKHHCT tại cộng đồng nghiên cứu [2].

Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: 2 2 . 1 2 p q n Z d Trong đó: n: cỡ mẫu cần có; 1 2

Z : hệ số giới hạn tin cậy với = 0,05 thì 1 2

Z = 1,96

p = 0,39; Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT = 39,75% [28] q = 1- p = 0,61; d= 0,06; Sai số mong muốn (d = 6%)

-> n = 254 trẻ. Để tăng thêm độ chính xác khi nghiên cứu chúng tôi gấp đôi cỡ mẫu 2n = 508 trẻ.

2.3.2. Nghiên cứu bệnh chứng.

Nhóm bệnh: Trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT

Nhóm chứng: Trẻ dưới 5 tuổi không mắc NKHHCT Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:[2]

{1/[p1(1-p1)] + 1/[p2 (1- p2)} n = z2α/2

n: Cỡ mẫu cần có ở mỗi nhóm Z α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy = 1,96

p1 : Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh.

p2 : Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm chứng. Theo 1 nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ trẻ có trọng lượng khi sinh thấp ở nhóm chứng p2 = 0,26 (26%)[28].

Với p1 = OR x p2 = 0,41 OR x p2 + (1 - p2)

ε : Mức độ chính xác mong muốn: ε = 0,33

Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu: n = 224 trẻ

2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu chủ đích: Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.

Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi vùng cao mới tách ra từ huyện Bạch Thông từ năm 1998. Diện tích của huyện là 606,11 km2 gồm 15 xã và 1 thị trấn. Về vị trí:

- Phía Đông giáp huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên và huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, - Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn.

Dân số của huyện là 38.443 người, gồm các dân tộc sinh sống: Tày, Kinh, Nùng, Dao, H'Mông, Hoa, Sán Chí. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số toàn huyện. Hơn 80% số hộ gia đình trong huyện làm nghề nông nghiệp, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn [10],[30].

- Lập danh sách các xã trong toàn huyện và chọn ngẫu nhiên 4 xã để điều tra hộ gia đình và khám trẻ. Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm. Kết quả gồm các xã: Bình Văn, Thanh Bình, Nông Hạ, Hòa Mục.

- Với mẫu nghiên cứu mô tả: Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong từng xã chọn ra 508 trẻ vào diện nghiên cứu. Do tổng số trẻ dưới 5 tuổi trong 4 xã tương đương với cỡ mẫu nghiên cứu nên chúng tôi lấy toàn bộ số trẻ vào diện nghiên cứu (kết quả n = 552 trẻ).

- Với mẫu nghiên cứu bệnh – chứng: Nghiên cứu cần tối thiểu là 224 trẻ mắc NKHHCT vào nhóm bệnh và 224 trẻ không mắc NKHHCT vào nhóm chứng. Mẫu nhóm chứng nghiên cứu yêu cầu cùng lứa tuổi, cùng vùng địa dư nghiên cứu với nhóm bệnh.

Qua nghiên cứu mô tả, số trẻ mắc NKHHCT là 225, số trẻ không mắc NKHHCT là 327 xấp xỉ cỡ mẫu tối thiểu và tương đương với tỷ lệ 1:1 nên chúng tôi lấy toàn bộ 225 trẻ mắc vào nhóm bệnh và 327 trẻ không mắc vào nhóm chứng.

2.5. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số.

2.5.1. Chỉ số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kinh tế hộ gia đình: Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010 [1].

+ Hộ nghèo: Thu nhập bình quân trên đầu người dưới 200.000 đồng /người /tháng (2.400.000 đồng/người/năm)

+ Hộ không nghèo: Thu nhập bình quân quân trên đầu người từ 200.000 đồng /người /tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở lên [1].

- Trình độ học vấn của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. + Mù chữ: là những người không biết đọc, biết viết.

+ Biết đọc, biết viết là những người học chưa hết lớp 4/10 hoặc 5/12. + Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.

+ Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12. + Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc

lớp12/12.

- Dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông, Sán Chí và các dân tộc thiểu số khác.

- Nghề nghiệp của bà mẹ: Làm ruộng, buôn bán, công nhân, giáo viên, công chức, nghề khác.

2.5.2. Chỉ số về tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ.

- Tỷ lệ NKHHCT chung của trẻ dưới 5 tuổi tại các điểm nghiên cứu. - Phân bố tỷ lệ NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh, gồm 3 thể [28],[3].

+ Không viêm phổi; ho hoặc cảm lạnh. + Viêm phổi.

+ Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán NKHHCT trẻ em tại cộng đồng theo quy định của Bộ Y tế như sau [3],[28].

Với trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi

Dấu hiệu Phân loại

- Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc

- Rút lõm lồng ngực hoặc - Thở rít khi nằm yên

Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng

- Thở nhanh: Đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút, thở nhanh xác định theo tháng tuổi: Trẻ 2 -<12 tháng tuổi: ≥ 50 nhịp/1 phút Trẻ 12 đến 5 tuổi: ≥ 40 nhịp/1 phút

Viêm phổi

Trẻ bị ho hoặc khó thở và không có dấu hiệu viêm phổi hoặc viêm phổi nặng.

Không viêm phổi; ho hoặc cảm lạnh

Với trẻ dưới 2 tháng tuổi

Dấu hiệu Phân loại

- Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc

- Rút lõm lồng ngực hoặc - Thở nhanh: ≥ 60 nhịp/1 phút

Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng

Trẻ bị ho hoặc khó thở và không có dấu hiệu viêm phổi hoặc bệnh rất nặng.

Không viêm phổi; ho hoặc cảm lạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân gồm: Không uống được hoặc bỏ bú; li bì hoặc khó đánh thức; nôn tất cả mọi thứ; co giật.

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực: là dấu hiệu thấy được khi quan sát lồng ngực trẻ khi trẻ hít vào, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi thấy phần dưới lồng ngực của trẻ lõm vào khi trẻ hít vào. Dấu rút lõm lồng ngực xảy ra khi trẻ phải gắng sức để hít vào. Dấu rút lõm lồng ngực chỉ có ý nghĩa khi nhìn thấy liên tục và rõ ràng, nếu chỉ thấy lúc trẻ đang khóc hoặc đang bú thì không phải có dấu rút lõm.

Thở rít khi nằm yên: Tiếng thở rít là một tiếng thở thô ráp tạo ra khi trẻ hít vào. Muốn nghe rõ tiếng này phải để sát tai vào miệng của bệnh nhân . Thở rít xảy ra khi có hẹp thanh quản, khí quản hoặc nắp thanh quản làm cản trở không khí vào phổi. Khi trẻ không bị bệnh nặng, tiếng thở rít chỉ nghe được nếu trẻ kêu khóc hoặc giắng sức. Do đó tiếng thở rít chỉ được xác định chính xác khi để trẻ nằm yên .

- Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo các nhóm tuổi, có 4 nhóm tuổi: 1 tháng tuổi; từ 2 – 11 tháng tuổi ; từ 12 – 35 tháng tuổi; từ 36 – 60 tháng tuổi.

Cách tính tuổi theo quy ước của WHO (1983):

+ Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi)

Kể từ khi mới sinh đến tròn 1 tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ nhất được) được gọi là tròn 1 tháng.

Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng được gọi là 2 tháng tuổi. Các tháng tiếp theo tính tương tự.

+ Tính tuổi theo năm:

Trẻ từ khi sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi. Các năm tiếp theo tính tương tự.

Vậy trẻ dưới 5 tuổi là trẻ từ 0 – 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi. - Phân bố tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi theo giới.

- Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi theo dân tộc.

- Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi theo nghề nghiệp mẹ. - Tỷ lệ tử vong do NKHHCT tại các địa điểm điều tra.

2.5.3. Chỉ số về các yếu tố nguy cơ:

- Bản thân trẻ:

+ Giới của trẻ. + Cân nặng khi sinh

+ Thời gian cai sữa cho trẻ:

 Cai sữa sớm: Trước 18 tháng.

 Cai sữa đúng: Từ 18 – 24 tháng. + Tình hình tiêm chủng phòng bệnh.

 Tiêm chủng đủ, đúng lịch: là tiêm đúng thời gian theo lịch tiêm chủng đồng thời đủ số mũi tiêm và loại vacine theo độ tuổi của trẻ tại thời điểm điều tra.

 Tiêm chủng không đủ, hoặc đủ nhưng không đúng lịch: là không đảm bảo 1 trong 3 điều kiện: đủ số mũi, đủ loại vacine theo độ tuổi, đúng thời gian.

- Kiến thức về NKHHCT của bà mẹ:

Các câu hỏi được thiết kế để đánh giá bà mẹ về kiến thức phát hiện dấu hiệu bệnh NKHHCT ở trẻ, kiến thức xử trí khi trẻ mắc NKHHCT, kiến thức dự phòng NKHHCT cho trẻ. Có 10 câu hỏi đánh giá kiến thức, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Đánh giá bằng cách cho điểm theo 3 mức độ:

Kiến thức kém: < 5 điểm

Kiến thức trung bình: Từ 5 đến <7 điểm. Kiến thức khá, tốt: Từ 7điểm trở lên.

- Yếu tố môi trường sống của trẻ

Loại nhà ở: Nhà tạm, nhà bán kiên cố, kiên cố.

Tình trạng nhà ở phân thành 2 nhóm: Ẩm thấp, trống trải; Thoáng, sạch sẽ.

Tình trạng bếp đun trong nhà: có bếp đun đặt trong nhà không được cách ly bếp đun với phòng ngủ, phòng khách. Loại bếp đun bằng củi, than.

Gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá hoặc thuốc lào trong nhà hoặc hút gần trẻ. Hút thuốc hàng ngày, tần suất trung bình 5 điếu/ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy mô hộ gia đình:

Hộ gia đình hạt nhân (phổ biến tại khu vực vùng cao, miền núi): Từ 6 người trở xuống, gồm 3 thế hệ ông bà, bố mẹ, con cháu cùng sinh sống trong một gia đình.

Hộ gia đình đông người: trên 6 người cùng sinh sống trong một nhà. Chuồng gia súc dưới gầm sàn nhà, gần nhà dưới 10m, không đảm bảo vệ sinh.

2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý sai số.

Phỏng vấn các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, kết hợp với quan sát tại hộ gia đình, các kết quả được ghi chép vào phiếu điều tra in sẵn. Phiếu phỏng vấn được thiết kế theo đúng qui trình, được thử nghiệm, chỉnh sửa trước khi đưa vào điều tra chính thức.

Phỏng vấn bà mẹ bởi các cán bộ khối Y tế công cộng – Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, được tập huấn kỹ các nội dung phỏng vấn trước khi điều tra tại khu vực nghiên cứu.

Khám lâm sàng và phân loại NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi bởi các bác sỹ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Kết quả khám phân loại được ghi vào các phiếu khám in sẵn.

2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu:

Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học dựa trên các phần mền EPIDATA 3.02, SPSS 16.0.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu.

Qua nghiên cứu 552 trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chúng tôi đưa ra một số kết quả sau.

Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo tình hình kinh tế hộ gia đình

Kinh tế Số trẻ (n) Tỷ lệ (%)

Hộ nghèo 407 73,73

Hộ không nghèo 145 26,27

Tổng 552 100

Nhận xét:

Tỷ lệ trẻ sống trong hộ gia đình được xếp loại nghèo tại địa điểm nghiên cứu chiếm 73,73%. Còn lại 26,27% số trẻ ở các hộ không nghèo.

Biểu đồ 3.1. Phân loại trẻ theo kinh tế hộ gia đình

Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo trình độ học vấn của bà mẹ

Trình độ học vấn của bà mẹ Số trẻ (n) Tỷ lệ (%)

Mù chữ 9 1,63

Biết đọc biết viết 11 1,99

Tiểu học 108 19,57

THCS 333 60,33

THPT trở lên 91 16,49

Tổng 552 100

Nhận xét:

Bảng trên cho thấy 60,33% trẻ là con các bà mẹ có trình độ học vấn ở bậc THCS; Bậc THPT trở lên là 16,49%; Bậc tiểu học là 19,57%; Còn lại 3,62% số trẻ là con các bà mẹ trong nhóm mù chữ, biết đọc biết viết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3. Phân bố trẻ theo dân tộc Dân tộc Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Kinh 110 19,93 Tày 322 58,33 Nùng 15 2,72 Dao 87 15,76 Sán Chí 18 3,26 Tổng 552 100 Nhận xét:

Dân tộc thiểu số chiếm đa số: 80,07% trong đó dân tộc Tày là 58,33%, dân tộc Dao là 15,76%, các dân tộc thiểu số còn lại là 5,98%. Dân tộc Kinh chiếm 19,93%.

Biểu đồ 3.3. Phân bố trẻ theo dân tộc

Bảng 3.4. Phân bố trẻ theo nghề nghiệp của các bà mẹ

Nghề nghiệp mẹ Số trẻ (n) Tỷ lệ (%)

Làm ruộng 479 86,78

Giáo viên, công chức 29 5,25

Công nhân, buôn bán, nghề khác 44 7,97

Tổng 552 100

Nhận xét:

Phần lớn trẻ là con các bà mẹ có nghề nghiệp là làm ruộng, tỷ lệ này là 86,78%, trẻ là con các bà mẹ làm giáo viên, công chức chiếm 5,52%, còn lại là nhóm công nhân, buôn bán, nội trợ hoặc nghề khác chiếm 7,97 %.

Bảng 3.5. Phân bố trẻ theo loại nhà ở Loại nhà n % Kiên cố 42 7,61 Bán kiên cố 284 51,45 Nhà tạm 226 40,94 Tổng 552 100 Nhận xét: Số trẻ sống trong nhà tạm là 226/552 trẻ chiếm tỷ lệ 40,94 %; Số trẻ ở nhà kiên cố chỉ chiếm 7,61%, còn lại 51,45% số trẻ ở nhà bán kiên cố.

Bảng 3.6. Tình trạng bếp đun trong nhà ở của trẻ Bếp đun trong nhà Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Có 239 43,30 Không 313 56,70 Tổng 552 100 Nhận xét:

Tỷ lệ trẻ sống trong các hộ gia đình sử dụng bếp đun trong nhà tại khu vực nghiên cứu là 43,30 %.

Bảng 3.7. Khoảng cách từ nhà của trẻ đến chuồng gia súc

Khoảng cách Số trẻ (n) Tỷ lệ (%)

Gần nhà (dưới 10m) 264 62,56

Xa nhà (≥10 m) 158 37,44

Tổng 422* 100

* 130 hộ gia đình không có chuồng gia súc

Nhận xét: 62,56% số trẻ ở các hộ làm gia đình làm chuồng gia súc gần nhà

Bảng 3.8. Quy mô hộ gia đình của trẻ

Quy mô gia đình Số trẻ (n) Tỷ lệ (%)

Hộ gia đình đông người 228 41,30

Hộ gia đình hạt nhân 324 58,70

Nhận xét

Tỷ lệ hộ gia đình quy mô đông người tại khu vực nghiên cứu là 43,06%; Quy mô bình thường chiếm 58,7 %

3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi

Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc NKHHCT chung của trẻ dưới 5 tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NKHHCT n %

Không mắc NKHHCT 327 59,24

Mắc NKHHCT 225 40,76

Trong đó:

- Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh

- Viêm phổi

- Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng

197 23 5 35,69 4,17 0,91 Tổng 552 100 Nhận xét:

- Tỷ lệ mắc NKHHCT chung của trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng là 40,76%. - Phân loại theo mức độ bệnh: Thể không viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh chiếm 35,69 %; Thể viêm phổi là 4,17 %; Thể viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng là 0,91%.

Biểu đồ 3.6. Tình hình mắc NKHHCT của trẻ

Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ NKHHCT chung theo nhóm tuổi

NKHHCT Nhóm tuổi Tổng số trẻ nghiên cứu Số trẻ mắc NKHHCT Tỷ lệ (%) 1 tháng tuổi 39 10 25,64 Từ 2 - 11 tháng 81 26 32,10 Từ 12 – 35 tháng 211 95 45,02 Từ 36 – 60 tháng 221 94 42,53 Tổng 552 225 40,76 Nhận xét:

Tỷ lệ mắc NKHHCT tăng dần theo nhóm tuổi. Nhóm trẻ từ 12 – 35 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất: 45,02 %.

%

Biểu đồ 3.7. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo nhóm tuổi của trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh bắc Cạn (Trang 34)