Năng lực quản lý

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 36 - 40)

 Dựa vào mô hình tổ chức của SCB Vĩnh Long ta thấy Ngân hàng đã xây dựng được mô hình quản lí khá chặt chẽ, hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thêm thuận lợi. Bởi vì, nó thể hiện sự quản lý bao quát của Ban Giám đốc xuống các phòng ban cũng như các phòng giao dịch trực thuộc. Điều này đảm bảo cho nhà quản lý có thể trực tiếp điều hành và nắm bắt tình hình hoạt động của Chi nhánh dễ dàng. Bên cạnh đó, việc phân chia thành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòng tập trung vào một mảng công việc. Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của mỗi phòng không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Ngoài ra, trong mỗi phòng này còn chia tách thành nhiều tổ hay bộ phận đảm nhiệm những công việc khác nhau.

 Đồng thời, việc bố trí các phòng ban của Chi nhánh là hợp lý: phòng kế toán, phòng dịch vụ khách hàng và kho ngân quỹ cùng được tổ chức ở tầng trệt, vì vậy rất thuận tiện cho quy trình luồng tiền được luân chuyển nhanh chóng; và Tổ KTKS nội bộ, phòng tín dụng và phòng Giám đốc được bố trí ở tầng 1, do đó đảm bảo cho hồ sơ ký duyệt được luân chuyển nhanh nhất. Từ đó sẽ thúc đẩy cho việc hoạt động kinh doanh tốt hơn, tiết kiệm được thời gian cho mình và cả khách hàng.

 Bên cạnh đó, SCB Vĩnh Long có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình. Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên này đa số đều là bậc đại học chuyên ngành Tín dụng, kế toán, quản trị,… trong đó vài nhân viên (bảo vệ, tạp vụ,…) trình độ tốt nghiệp phổ thông. Các nhân viên tùy theo trình độ chuyên môn của mình mà đảm nhận một chức vụ một công việc phù hợp. Tổng số các cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại SCB Vĩnh Long là 36 cán bộ nhân viên. Riêng đối với Ban Giám đốc và các Phó Trưởng phòng có tuổi nghề khá cao là những người dày dặn kinh nghiệm quản trị điều hành, chuyên môn nghiệp vụ sâu rộng; trước đây làm việc tại hội sở với nhiều năm kinh nghiệm (Ngân hàng SCB thành lập hơn 15 năm), và nay công tác ở Chi nhánh này. Tiêu biểu là Giám đốc SCB Chi nhánh Vĩnh Long, Ông đảm nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc ở Hội sở khoảng 3 năm, và về đây khi Ngân hàng mới thành lập; tuy nhiên, Ông là người giàu kinh nghiệm vì Ông đã đảm đương công việc cũng như chức vụ khác nhau ở nhiều môi trường khác nhau trước khi Ông vào làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn; còn trình độ chuyên môn, Ông có nhiều văn bằng từ các trường Đại học bao gồm: Bằng Cao đẳng thương mại kinh tế - Ngân hàng – thuế vụ tại trường Quốc gia Thương mại Sài Gòn, bằng Đại học tại trường Đại học Ngân hàng, Cử nhân tài chính kế toán ở trường Đại học kinh tế TP.HCM, Bằng Cử nhân Anh văn ở trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội và Bằng thạc sỹ Quản trị kinh doanh Đại học Columbia Southern, tham gia nhiều khóa học và các Chứng chỉ khác…Qua đó cho thấy kinh nghiệm quản lý

của Ban Giám đốc là rất tốt, cùng với sự biến động của nền kinh tế, họ đã có được những kinh nghiệm thực tiễn, những chính sách kinh doanh phù hợp với thực tế. Hiện nay, SCB Vĩnh Long đã chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, điều này sẽ giúp cho công tác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tốt hơn trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, khả năng quản lý của Ngân hàng còn được thể hiện qua các tiêu chí sau:

3.2.3.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Tại sao lại cần xét đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc đánh giá về năng lực quản lý. Bởi vì, mục đích của việc theo dõi, giám sát, quản lý của cán bộ lãnh đạo cũng nhằm đem lại hiệu quả và thu nhập cho Ngân hàng. Như vậy, nếu Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cũng chứng tỏ được khả năng quản lý tốt.

Bảng 4:KẾT QUẢ KINH DOANH

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Quí 3,4/ 2006 (1) Quí 1,2/ 2007 (2) Quí 3,4/ 2007 (3) Tốc độ tăng trưởng (%) (2)/(1) (3)/(2) Tổng thu nhập 1.688 13.928 46.894 725,12 236,69 Tổng chi phí 1.512 14.727 44.704 874,00 203,55

Lợi nhuận sau thuế 176 (799) 2.190 - 553,98 - 374,1

(Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng SCB Vĩnh Long)

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập so với chi phí mà ngân hàng bỏ ra, khoản mục tổng chi phí trên đã bao gồm thuế. Với số liệu như trên, lợi nhuận không ổn định thay đổi qua các kỳ, đáng chú ý là ở quí 1,2 năm 2007 lợi nhuận bị âm tức kết quả kinh doanh của SCB Vĩnh Long bị lỗ và lỗ 799 triệu đồng. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự tăng lên đáng kể của các khoản chi phí. Đầu tiên chủ yếu là do cuối năm 2006, Chi nhánh đã thành lập 3 phòng giao dịch: PGD Trà Vinh, PGD Cai Lậy, PDG Sa Đéc; chi phí cho việc thành lập 3

PGD quá lớn. Đồng thời, chi phí huy động vốn tăng do tăng lãi suất huy động cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, ở thời điểm này do doanh số cho vay tăng đạt mức 310.493 triệu đồng cho thấy nhu cầu về vốn kinh doanh tăng lên trong khi vốn huy động cũng tăng nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn vay này. Từ đó, vốn điều chuyển phải tăng lên để đảm bảo yêu cầu kinh doanh. Chi phí cho vốn điều chuyển cũng là một loại chi phí khá lớn do lãi suất vốn điều hòa cao. Chính vì các chi phí tăng lên quá nhiều với tổng chi phí là 14.727 triệu đồng mà nguồn thu chỉ đạt 13.928 triệu không đủ bù đắp nên mới dẫn đến tình trạng lợi nhuận bị âm. Mặc dù lợi nhuận bị lỗ nhưng nguyên nhân chủ yếu là để mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh nên bước đầu bị lỗ là điều không tránh khỏi, như vậy không thể đánh giá được hiệu quả của Ngân hàng theo chiều hướng tiêu cực, nhưng chưa thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là tốt hay xấu.

Đến quí 3,4 năm này lợi nhuận đã đạt con số đáng kể đạt mức 2.190 triệu đồng tăng 179,88%, từ kết quả bị lỗ của 2 quí trước chỉ trong vòng 6 tháng đã tăng lợi nhuận khá cao, là do sau khi thành lập và hoạt động đến thời gian này thì 3 PGD đã nắm bắt được tình hình địa phương tăng cường tiếp thị, nhờ vậy mà các PGD đã đi vào ổn định nên đương nhiên cũng tạo ra thu nhập cho Ngân hàng. Điều này cho thấy Ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả.

Hơn 1 năm nay, ở địa bàn thị xã Vĩnh Long này NHTM ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng tăng cộng với sự biến động giá cả thị trường, mà nhu cầu vay vốn cũng tăng. Vì mục tiêu lợi nhuận và củng cố uy tín vị thế của mình trên địa bàn Vĩnh Long, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động. Nhưng việc tăng lãi suất này bao giờ cũng là lựa chọn khó khăn của các NHTM, bởi lẽ lãi suất cho vay không dễ gì tăng lên tương ứng. Làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Qua việc phân tích trên ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long rất là cao. Để làm được điều này, chúng ta cần phải kể đến vai trò quản lý điều hành của Hội sở chính nói chung và ban giám đốc SCB Vĩnh Long

nói riêng. Khả năng quản lý của họ đã giúp Ngân hàng có những chính sách và hướng đi phù hợp trong điều kiện kinh doanh khó khăn.

Ngoài ra, sự quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng nâng cao được uy tín của mình trên thị trường. Nó giúp cho hệ thống SCB Vĩnh Long tạo được niềm tin ở khách hàng cũng như các đối tác nhờ vào những chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng. Hiện nay, SCB Vĩnh Long có mối quan hệ tín dụng tốt với rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước được thể hiện qua doanh số cho vay qua các kỳ đều rất cao.

3.2.3.2. Sự tuân thủ pháp luật và quy định

Việc tuân thủ pháp luật và các quy định được Ngân hàng SCB thực hiện rất tốt. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng chưa sai phạm bất kỳ một qui định nào của pháp luật Nhà nước cũng như quy chế của cơ quan chủ quản như: NHNN hay Bộ Tài Chính. Tất cả những hoạt động của Ngân hàng đều dựa theo pháp luật và những quy chế của Ngân hàng để thực hiện. Cụ thể hơn, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng dựa vào quy chế cho vay của Hội sở chính ban hành, từ việc tư vấn khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thành hồ sơ vay vốn đến công việc định giá tài sản; riêng việc làm hồ sơ vay vốn và định giá tài sản phải được tách riêng do hai người thực hiện, nhưng trong thời gian tới sẽ có tổ định giá tài sản riêng, nên việc định giá tài sản sẽ do tổ này phụ trách. Từ đó, SCB Vĩnh Long hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhờ vào sự tuân thủ các quy chế này.

Ngoài ra, Cán bộ nhân viên sau 1,5 năm hoạt động trên địa bàn Vĩnh Long đã nắm rõ tình hình cũng như những quy định riêng của mỗi tỉnh, và luôn tuân thủ. Ví dụ, trong hoạt động tín dụng, quá trình hoàn thành đảm bảo tiền vay cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của phòng Tài nguyên và môi trường ở mỗi huyện, xã. Mà để thực hiện tốt các quy định trên cũng nhờ vào sự tuân thủ pháp luật và quy định của các nhân viên cùng với sự quản lý của ban lãnh đạo các phòng ban của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w