Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng là tài chính – tiền tệ, là một lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt hoạt động của xã hội. Vì vậy, ngoài những văn bản quy phạm pháp luật chung của nhà nước, mỗi ngân hàng còn được điều chỉnh bởi một hệ thống các văn bản luật và dưới luật của NHNN. Việc thay đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là văn bản của NHNN đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các Ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng trong bối cảnh hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là NHNN đã tăng gấp 2 lần dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền tệ đã làm cho chi phí huy động vốn của các NHTM tăng cao. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cũng ban hành chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, ngày 28/5/2007 của Thống đốc NHNN VN quy định tỷ lệ dư nợ vốn cho vay, Chiết khấu chứng từ có giá,…để đầu tư, kinh doanh Chứng khoán của các TCTD khống chế ở mức dưới 3% tổng dư nợ của TCTD đó. Mức quy định phải thục hiện với thời điểm cuối cùng là 31/12/2007. Chỉ thị đó đã thực sự trở thành một trong số ít chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, của các nhà đầu tư, và gây khó khăn cho các NHTM vì tỷ lệ này quá thấp, và chắc chắn sẽ còn được bàn luận với nhiều ý kiến khác nhau. Song, nhìn nhận ở góc độ quản lý nhà nước thì đây là biện pháp cần thiết và đạt hiệu quả trong việc hạn chế luồng vốn tín dụng chạy sang thị trường chứng khoán. Chỉ thị đó góp phần hạn chế rủi ro cho cả NHTM cho vay và cả thi trường chứng khoán Việt Nam, góp phần kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra, để tăng cường huy động vốn vào thị trường chứng khoán và vào hệ thống NHTM, đồng thời tạo thêm sự hấp dẫn hàng hóa thị trường chứng khoán nước ta trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) đã đề ra một giải pháp kích cầu – Đó là việc nâng cao tỷ
lệ nắm giữ cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài từ mức 30%/ vốn điều lệ theo qui định hiện hành lên mức 35% hoặc 37% NĐ 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính Phủ qui định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM VN đã đi vào chính sách thực tiễn, là một văn bản có tính pháp lý cao, chứa đựng những vấn đề về quản lý vốn đầu tư nước ngoài theo hướng hội nhập, đồng thời tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (nhất là các Ngân hàng nước ngoài có tên tuổi) quan tâm vào lĩnh vực ngân hàng.
Bên cạnh đó, Hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa hoàn chỉnh, sự điều hành tiền tệ một cách lúng túng của NHNN là những nguy cơ rủi ro về thanh khoản và lãi suất.
4.2.1.3. Môi trường văn hoá - xã hội
Yếu tố môi trường văn hóa - xã hội là yếu tố mang tính lâu dài và ít thay đổi. Ở các nước phát triển dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và tham gia các giao dịch mua bán đều được thực hiện thanh toán thông qua tài khoản, thẻ thanh toán. Còn các nước đang phát triển như Việt Nam dân cư chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, tình trạng thanh toán bằng tiền mặt vẫn phổ biến trong nền kinh tế. Vì đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới công tác huy động vốn của Ngân hàng.
Ngoài ra, Tâm lý tiêu dùng của dân cư rất khác nhau giữa các vùng, các địa phương, các quốc gia. Ở Việt Nam, người dân khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long có ý thức tiết kiệm thấp hơn người dân khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Khu vực miền Trung.
Đồng thời, sự hiểu biết của người dân đối với các sản phẩm tiền gửi, cũng như các tiện ích của các sản phẩm ngân hàng cung cấp cho họ tốt, thuận tiện, nhanh chóng chưa cao nên số đông người dân ít quan tâm và tìm đến ngân hàng.
4.2.1.4. Công nghệ thông tin
Trong những năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ từ quy mô hoạt động cho đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường mạng lưới…với mức tăng trưởng đạt hơn 20% hàng năm và hứa hẹn sẽ đạt tới con số lớn hơn trong thời gian tới. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay là trang bị hệ thống công nghệ hiện đại để đáp
ứng được nhu cầu của thị trường và tạo ra lợi nhuận tối đa cho chính các ngân hàng.
Hiểu rõ được yêu cầu này, các công ty công nghệ thông tin hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ thông tin nổi tiếng trên thế giới và khu vực như: IBM, Microsofl, EMC, Openway,…cùng với nhiều chuyên gia thông tin hàng đầu trong nước và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để đưa các sản phẩm – giải pháp công nghệ tối ưu vào thị trường Việt Nam như: Giải pháp ngân hàng cốt lõi; hệ thống chuyển mạch tài chính và quản lý thẻ; Sao lưu, lưu trữ và khôi phục sự cố; Giải pháp an ninh bảo mật, chống rửa tiền; Giải pháp Call Center; Giải pháp quản lý quỹ đầu tư và phân tích thị trường chứng khoán,… Ngoài ra, còn cung cấp các thiết bị chuyên dụng dành riêng cho ngành ngân hàng: Hệ thống tự động (máy rút tiền tự động ATM, máy gửi tiền tự động ADM, POS); Hệ thống xử lý giấy bạc (kiểm đếm, phân loại, kiểm định và đóng gói giấy bạc); Trung tâm xử lý tiền mặt…
Tất cả là những sản phẩm - giải pháp hiện đại cho các ngân hàng lựa chọn làm trang thiết bị tốt nhất cho chính ngân hàng mình.
Mặc dù có rất nhiều ngân hàng đã chú ý đến đổi mới công nghệ trong hoạt động ngân hàng, đã có bước tiến so với trước đây. Tuy nhiên, so với trình độ chung của khu vực và thế giới thì các ngân hàng ở tỉnh chỉ đạt trình độ trung bình thậm chí có chi nhánh còn yếu. Đó là do:
- Tập quán thói quen sử dụng tiền mặt còn vẫn còn mang tính phổ biến trong cộng đồng dân cư thậm chí ngay cả trong giao dịch thanh toán điện tử của doanh nghiệp…đã làm cho việc phát triển dịch vụ hiện đại khó hơn.
- Thiếu sự liên kết giữa các dịch vụ ngân hàng
- Các chính sách hỗ trợ thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ với các ngân hàng đưa ra các dịch vụ trọn gói có tính hợp lý cao.
- Thiếu đồng bộ của hệ thống công nghệ thông tin của các đơn vị cung cấp dịch vụ tiện ích (hiện tượng liên kết thẻ, nhưng của ai người ấy làm).
Về dân số, giải quyết việc làm và giảm nghèo. Dân số ước tính cả năm 2007 là 85,3 triệu người. Tốc độ phát triển dân số là 1,3%, đạt kế hoạch đề ra. Năm 2007, dự kiến giải quyết việc làm cho trên 1,68 triệu lượt lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 8,2 vạn lao động. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2007 là giảm xuống còn còn 14,7%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Thị trường lao động có bước phát triển, với mọi ngành nghề khác nhau đã tạo điều kiện cho người dân nâng cao đời sống cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó, sẽ tạo cho các NHTM nhiều khách hàng và có thể lựa chọn làm khách hàng mục tiêu cho ngân hàng mình, và do đời sống được nâng cao nên thu nhập của dân cư càng cao thì mức tiết kiệm càng nhiều không bao lâu họ sẽ tìm đến ngân hàng; đồng thời nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành ngân hàng cũng tăng theo mức tăng của dân số. Đến thời điểm đầu năm 2008, tỉnh có trên 14.000 người có trình độ cao đẳng trở lên, chiếm 29% lực lượng lao động trong tỉnh, trong đó có 11 tiến sĩ, 131 thạc sĩ và 57 người đang học thạc sĩ, trên 13.000 người có trình độ cao đẳng, đại học đang làm việc trong các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.
4.2.1.6. Điều kiện tự nhiên
Nước ta là một nước có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng giúp cho người dân có thể sản xuất - kinh doanh với những ngành nghề khác nhau. Với hoạt động kinh doanh của các NHTM, đặc biệt là cho vay đầu tư, thì sự đa dạng về tính chất khách hàng là một yếu tố giảm thiểu rủi ro rất quan trọng. Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm và cửa ngõ về miền Tây, giữa TPHCM và TP Cần Thơ, có hệ thống giao thông thủy và bộ thuận lợi, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu đã tạo cho Vĩnh Long có vị thế quan trọng và thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nhưng các KCN của tỉnh Vĩnh Long lại nghiêng về phía sông Hậu. Khi cầu Mỹ Thuận nối liền đôi bờ sông Tiền, những tiềm năng của Vĩnh Long nhanh chóng được đánh thức, cùng các chính sách thông thoáng kịp thời đã tạo bước đột phá trong mời gọi đầu tư. Diện tích hẹp, sông ngòi chằng chịt, nhưng Vĩnh Long lại đứng đầu khu vực ĐBSCL và thứ 3 cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh mà Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam vừa công bố.
Trong vòng 3 năm khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hòa Phú 121 ha, hiện tại đã lấp đầy trên 82% diện tích với 10 dự án đầu tư, vốn đăng ký 21 triệu USD và 253,5 tỉ đồng. Theo BQL KCN Vĩnh Long thì KCN Hòa Phú sẽ lấp đầy 100% diện tích. Không hẳn ngẫu nhiên khi Vĩnh Long đặt các khu-cụm công nghiệp cạnh dòng sông. “Tất cả đều đón đầu cho tương lai cầu Cần Thơ, luồng Định An sẽ khơi thông dòng chảy sông Hậu thuận tiện cho vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa. Điều này góp phần tạo nên sự thành công của tỉnh trong mời gọi đầu tư. Hiện nay, đã lập 56 danh mục dự án để tranh thủ những đợt tham gia hội chợ trong và ngoài nước sẽ giới thiệu với nhà đầu tư. Chúng tôi muốn trở thành nơi đất lành chim đậu”...
Những lợi thế của Tỉnh trong tương lai là cơ hội thuận lợi cho các NHTM Vĩnh Long phát triển cả về mặt tín dụng lẫn huy động.vốn.
4.2.1.7. Môi trường quốc tế
Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ đem lại cơ hội hợp tác cho các NHTM và các TCTD, từ đó, nâng cao trình độ quản lý và học tập cung ứng dịch vụ mới như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, quản lý rủi ro và dịch vụ môi giới. Đánh đổi lại Việt Nam phải chia sẽ thị phần cho các Ngân hàng nước ngoài.
Sự gia tăng đầu tư vào kinh tế - tài chính Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm cho nguồn vốn ngoại tệ chảy vào trong nước ngày càng cao, các yếu tố khác không đổi, sẽ dẫn đến lượng ngoại tệ tăng và gây áp lực lên tỷ giá.
Thị trường tài chính bất ổn, kinh tế thế giới đang suy giảm và nguy cơ dẫn tới suy thoái ở nhiều nước, do vậy dễ dẫn đến rủi ro xuất khẩu, và từ đó là rủi ro hoạt động tài trợ xuất khẩu.
Diễn biến của thị trường phức tạp hơn, bởi thị trường trong và ngoài nước có mối liên hệ và gắn kết hơn khi nền kinh tế đất nước trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Theo đó, những biến động giá cả, về thị trường cùng các yếu tố kinh tế - tài chính xã hội trên thế giới sẽ có tác động nhất định đến thị trường trong nước nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng cũng như đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ Ngân hàng – khách hàng và nền kinh tế. Trong đó, sự biến động của giá cả hàng hóa đầu vào (các loại nguyên – nhiên – vật liệu nhập
khẩu, máy móc thiết bị nhập khẩu,..,) tăng, chi phí tăng tác động trở lại thị trường tiêu thị cũng như khả năng trả nợ các khoản nợ vay ngân hàng.
Tình hình thị trường thế giới như giá vàng, giá dầu, giá nguyên vật liệu… tăng cao trong khi giá USD giảm sẽ tiếp tục tác động ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, có hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; như vậy nó có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng.
4.2.1.8. Cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, trong lĩnh vực tài chính, không chỉ có sự hoạt động của các NHTM, mà còn có các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ,…và từ lúc hội nhập kinh tế thế giới lại có sự chen chân giành thị phần của các ngân hàng nước ngoài. Do đó cạnh tranh giữa NHTM và TCTD ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nhưng nhờ vào cạnh tranh, đã tạo động lực thúc đẩy các ngân hàng và TCTD tự hoàn thiện chính mình cả về mọi mặt: đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh, từ đó xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững. Do vậy, hoạt động tín dụng của thời gian qua đã đạt được kế quả tốt. Trong đó, khối NHTMCP có tốc độ phát triển nhanh bền vững và có hiệu quả, kinh doanh có lãi. Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay và đầu tư, lợi nhuận trước thuế, mạng lưới giao thông của khối này có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 70% so với năm trước, nhiều chỉ tiêu tăng gấp 2 lần. Nhiều NHTMCP mới chuyển từ nông thôn lên thành thị có tốc độ tăng trưởng quy mô kinh doanh từ 200% đến hơn 700% hay cao hơn nữa. Ngoài ra, Các NHTMNN đang đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các ngân hàng cũng đã tạo thêm sức mạnh cạnh tranh.
Riêng địa bàn Vĩnh Long, hơn 1 năm nay các NHTM tăng lên thấy rõ, nói cách khác là quá nhiều, các ngân hàng này hầu như đều tập trung ở thị xã Vĩnh Long như: Đông Á, Sacombank, VietinBank, VP Bank, SCB, Miền Tây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, MHB,…Từ đó làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng.
4.2.1.9. Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng của ngân hàng không giống nhau và họ vừa có thể là người gửi tiền – cung cấp nguồn vốn và là người vay vốn – sử dụng vốn của ngân hàng, và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng.
Nhưng khách hàng của NHTM không phải là khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. Khách hàng có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi mà họ nhận được cao (nếu là sản phẩm bán) và mức lãi suất thấp (nếu là sản phẩm mua) so với ngân hàng họ quan hệ.
Thực tế, sự xuất hiện hàng loạt các ngân hàng mới, tiến bộ về công nghệ thông tin làm gia tăng cơ hội lựa chọn các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại thường có xu hướng ít trung thành hơn so với những khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Vì vậy, vấn đề thu hút và giữ chân khách hàng là một vấn đề quan trọng để đảm sự phát triển ổn định và bền vững của ngân hàng.
4.2.2. Cơ hội và thách thức4.2.2.1. Cơ hội