Bảng 2.2: Dư nợ cho vay nền kinh tế từ năm 2007-2009

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngaanh hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 34 - 38)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền So với kế hoạch Số tiền So với kế hoạch Số tiền So với kế hoạch

464,4 -335,6 708,7 -67,3 1250 + 250

Tính đến hết năm 2007, dư nợ là 464,4 tỷ đồng giảm 169 tỷ đồng so với năm 2006 đạt 33,5% kế hoạch được giao. Năm 2008 dư nợ cho vay của nền kinh tế là 708,7 tỷ đồng tăng 244,3 tỷ đồng so với năm 2007 đạt 91,3% kế hoạch NHTMCPCTVN giao. Đến năm 2009, dư nợ cho vay của nền kinh tế đạt 1250 tỷ đồng tăng 541,3 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 140% kế hoạch NHTMCPCTVN giao.

Năm 2007 có thể thấy được chỉ tiêu dư nợ khá thấp tuy không phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn nhưng công tác thu hồi nợ xấu chậm, nợ xấu còn tồn đọng nhiều. Tuy nhiên thì đến năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng hơn nhiều nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch do những tháng đầu năm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và năm 2009 chất lượng tín dụng đảm bảo, không còn nợ xấu. Một nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là do Chi nhánh đã triển khai bài bản và hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất đến Khách hàng, với dư nợ hỗ trợ lãi suất chiếm 22%/ tổng dư nợ.

Năm 2007 là một năm khá ổn định trong công tác kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh, doanh số kinh doanh ngoại tệ là 55,74 triệu USD. Đến năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như biến động trên thực tế, do đó nguồn ngoại tệ khan hiếm, chi nhánh gặp không ít khó khăn nhưng vẫn luôn chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn ngoại tệ bán cho chi nhánh nên chi nhánh vẫn đáp ứng nhu cầu nguồn ngoại tệ cho khách hàng nợ vay hay chuyển tiền ngoại tệ. Kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 52,1 triệu USD với doanh số mua là 26 triệu USD và doanh số bán là 26,1 triệu USD lãi kinh doanh ngoại tệ là 1.344 triệu đồng. Năm 2009 tình hình kinh doanh của chi nhánh có phần tiến triển với doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 58,34 triệu USD.

2.1.2.3. Nhận xét chung.

Nhìn chung NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long là chi nhánh của hệ thống NHTMCPCTVN cũng là một ngân hàng mạnh cả về quy mô lẫn danh tiếng lâu đời, có nhiều khách hàng truyền thống, cơ cấu của hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng là tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu quản lý và thuận lợi cho khách hàng. Đặc biệt Ngân hàng có cơ chế giao dịch một cửa, rất thuận tiện cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đội ngũ nhân viên luôn nhiệt tình, hết lòng tận tụy vì khách hàng. Tuy nhiên bên cạch đó Chi nhánh cũng còn những mặt còn hạn chế như chưa phát huy được hết tiềm năng của nhân lực, cũng như những chính sách phát triển nhằm mở rộng hệ thống khách hàng, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác và đặc biệt là các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước và các ngân hàng nước ngoài.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long

2.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long .

Cũng như các NHTM khác, vấn đề huy động vốn của NHTMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam Thăng Long cũng thực hiện ba nghiệp vụ chính sau:

- Các nghiệp vụ bên nợ (huy động vốn) - Các nghiệp bên có (sử dụng vốn)

- Các nghiệp vụ trung gian(chuyển tiền, bán séc,…)

NHTM nào cũng thế, phải có hoạt động vốn thì mới có vốn cho vay và ngược lại cho vay có hiệu quả, kinh tế phát triển thì mới có nguồn vốn lớn để huy động, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng dược diễn ra có hiệu quả và bền vững.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam Thăng Long cũng luôn nhận thức vấn đề huy động vốn là một vấn đề trọng tâm và rất quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng luôn chỉ đạo cho các phòng ban chức năng liên quan tập trung huy động vốn một cách thật hiêu quả. Bằng mọi giá thúc đẩy hoạt động huy động vốn hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng đang ngày càng cấp thiết.

Ngân hàng TMCPCTVN – CN Nam Thăng Long luôn đưa ra những phương thức huy động nhằm thu hút được mọi nguồn vốn từ phía khách hàng. Chủ yếu các cách huy động vốn của ngân hàng như sau:

- Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán. - Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn. - Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm

- Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá

Các hoạt động huy động vốn này là các hoạt động huy động vốn truyền thống của hầu hết các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá là một trong những cách huy động vốn hiệu quả của chi nhánh Nam Thăng Long. Sau đây là một trong những hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

2.2.1.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán.

Đây là nguồn có giá trị lớn nhất trong các nguồn huy động tuy nhiên chúng ta cũng đã biết đặc điểm của nguồn vốn này không cố định, khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ cho các đối tác của họ bất kì lúc nào, tuy nhên nguồn này lại có chi phí nhỏ do chủ tài khoản không quan tâm đến lãi suất mà chủ yếu là quan tâm đến mục đích thanh toán của khoản tiền. Nguồn này ngoài việc có chi phí thấp nó còn

đem lại lợi nhuận bền vững cho ngân hàng thông qua các khoản phí dịch vụ chuyển tiền.

2.2.1.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn.

Đây là nguồn quan trọng của chi nhánh luôn được quan tâm hàng đầu bởi những đặc tính của nó, đặc điểm của những khoản tiền này là có quy mô lớn và có thời hạn nhưng thời hạn thường ngắn vì chủ yếu mục đích của nó là để thanh toán hoặc giao dịch. Đây là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp khi họ chưa sử dụng đến, hoặc thời hạn sử dụng khoản tiền đó còn lâu nên chủ tài khoản muốn gửi có thời hạn để hưởng mức lãi cao hơn.

2.2.1.3. Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm.

Đây là nguồn khá bền vững cho ngân hàng, bởi khoản tiền gửi là của khách hàng cá nhân, họ muốn gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lời. Nguồn tiền này có thời gian đáo hạn dài, đảm bảo được nguồn vốn hoạt động bền vững cho ngân hàng. Chi nhánh cũng luôn quan tâm đến nguồn gửi này và luôn cố gắng tạo ra những điều kiện và sản phẩm tốt nhất nhằm đáp ứng yêu cầu, sự hài lòng của khách hàng.

2.2.1.4. Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá.

Ngân hàng hiện nay đang phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…. Đặc biệt nguồn trung và dài hạn của ngân hàng chủ yếu được hình thành qua việc phát hành trái phiếu, các giấy tờ có giá loại kì hạn trên 1 năm. Trong khi đó ngân hàng có nhiều dự án có thời hạn dài và có quy mô lớn đòi hỏi nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn nhưng nguồn huy động từ các hình thức khác không đủ sử dụng cho các dự án đó nên việc huy động bằng việc phát hành các giấy tờ có giá khác là cần thiết và đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng.

2.2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007 - 2009.

Từ trước tới nay trong chiến lược kinh doanh của mình NHTMCPCTVN chi nhánh Nam Thăng Long luôn luôn chú trọng, quan tâm sâu sắc tới công tác huy động vốn và làm thế nào để huy động có hiệu quả nhất để phục vụ cho các hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác.

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động vốn theo quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng.

Trong những năm qua, tình hình thực hiện công tác huy động vốn của chi nhánh là khá tốt, với quy mô năm sau cao hơn năm trước mặc dù tính hình kinh tế thế giới cũng như trong nước khá ảm đạm. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã hết sức cố gắng xây dựng chiến lược, chính sách huy động vốn phù hợp, thích nghi với thị trường đầy cạnh tranh.

Bảng 2.3: Thực trạng huy động vốn trong 3 năm (2007 – 2009)

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngaanh hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 34 - 38)