Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ 2007-2009

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngaanh hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 41 - 43)

VNĐ huy động được luôn có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ quy đổi. Trong năm 2007 nội tệ huy động được là 1.739 tỷ đồng

(chiếm 65%) tổng nguồn vốn huy động, như vậy nguồn nội tệ đã tăng 699 tỷ đồng so với năm 2006 ( tương đương tăng 67%) và tăng 124 tỷ đồng so với kế hoạch được giao.Còn ngoại tệ quy đổi đạt 933 tỷ đồng (chiếm 35% tổng nguồn vốn huy động của năm) và tăng 84 tỷ so với năm 2006, tuy nhiên mới chỉ đạt 99,8 % kế hoạch được giao. Cho thấy năm 2007 nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là đồng nội tệ. Bước sang năm 2008 nguồn nội tệ huy động của chi nhánh có phần giảm nhẹ so với năm 2007 với số vốn huy động được là 1631 tỷ đồng (chiếm 57,35% tổng nguồn vốn huy động) giảm 108 tỷ đồng so với năm 2007 và thiếu 69 tỷ mới đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao. Còn về khối lương vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi thì năm 2008 không những không giảm mà lại tăng với tổng vốn ngoại tệ huy động quy đổi là 1213 tỷ đồng ( chiếm 42,65% tổng nguồn vốn huy động) tăng 280 tỷ đồng so với năm 2007 và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 113 tỷ đồng. Đến năm 2009 khi nền kinh tế đã dần dần có những biến chuyển tích cực sau cuộc khủng hoảng năm 2007-2008, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng cao về mặt quy mô, còn về cơ cấu thì nội tệ đạt 2301 tỷ đồng ( đạt 68,7 % tổng nguồn vốn huy động) trong khi nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng chiếm 1049 tỷ đồng (đạt 31,3% tổng nguồn vốn huy động) cho thấy nguồn nội tệ vẫn luôn đóng vai trò khẳng định trong nền kinh tế. Từ cơ cấu loại tiền gửi có thể thấy được chi nhánh luôn lấy việc duy trì việc huy động vốn nội tệ làm trọng tâm. Sự xê dịch trong tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ có phần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngoại tệ và giảm tỷ trọng nội tệ vào năm 2008 là do nền kinh tế biến động , đồng ngoại tệ lên giá nên người dân chuyển sang tích lũy các loại ngoại tệ mạnh để hưởng lãi suất tiết kiệm và chênh lệch về tỷ giá. Đặc biệt là năm vào thời điểm cuối năm 2008, đồng USD tăng mạnh và liên tục so với trước nên nhiều người chuyển sang dự trữ USD nhiều hơn do đó tỷ trọng đồng ngoại tệ được gửi trong chi nhánh cũng tăng cao.

Từ những phân tích khái quát trên chúng ta có thể thấy được rằng nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và đóng vai trò to lớn trong tổng nguồn huy động.

Sự duy trì tỷ lệ này cũng khá ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng của chi nhánh.

Theo đối tượng huy động.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động 2007-2009.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngaanh hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 41 - 43)