PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ 2005 ĐẾN 2007 1 Quy mô huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 25 - 27)

4.1.1 Quy mô huy động vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động, vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

- Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.

- Đối với nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động - phần vốn được phép sử dụng - không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển.

Ta có thể xem xét nguồn vốn của ngân hàng dựa vào số liệu qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 trong bảng sau

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2005 đến 2007)

Chỉ tiêu

Năm So sánh chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn HĐ 120.312 47,75 122.089 45,16 150.628 47,06 1.777 1,48 28.539 23,38 Vốn ĐC 131.636 52,25 148.268 54,84 169.420 52,94 16.632 12,63 21.152 14,27 Tổng

Năm 2005 48% 52% Vốn huy động Vốn điều chuyển Năm 2007 47% 53% * Vốn điều chuyển

Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn huy động thì sẽ không đủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do vậy ngân hàng cấp trên sẽ kịp thời điều chuyển vốn đến khi chi nhánh có nhu cầu và chi nhánh phải trả phần chi phí cao hơn chi phí huy động vốn. Do đó, ngân hàng sẽ giảm đến mức thấp nhất nguồn vốn điều chuyển để gia tăng lợi nhuận.

Năm 2005 vốn điều chuyển đến của ngân hàng là 131.636 triệu đồng chiếm 52,25% tổng nguồn vốn. Năm 2006 là 148.268 triệu đồng chiếm 54,84% tổng nguồn vốn, so với năm 2005 tăng 16.632 triệu đồng tương ứng tăng 12,63%. Đến năm 2007 là 169.420 triệu đồng chiếm 52,94% tổng nguồn vốn, so với năm 2006 tăng 21.152 triệu đồng tương ứng tăng 14,27%.

* Vốn huy động:

Khi ngân hàng huy động được nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình.

Nhìn chung nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2005 là 120.312

Năm 2006

45%55% 55%

45,16% tổng nguồn vốn, so với năm 2005 tăng 1.777 triệu đồng tương ứng tăng 1,48%. Năm 2007 là 150.628 triệu đồng chiếm 47,06% tổng nguồn vốn, so với năm 2006 tăng 28.539 triệu đồng tương ứng tăng 23,38%. Mặc dù có tăng nhưng tỷ trọng vốn huy động vẫn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, đã thể hiện sự cố gắng của ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 25 - 27)