Tình hình doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 43 - 46)

- DN: dư nợ

4.2.2Tình hình doanh số thu nợ

Bất cứ một hoạt động đầu tư nào cũng đòi hỏi phải bỏ vốn ra để thực hiện dự án trong một thời gian nhất định. Sau khi dự án hoàn thành cũng là lúc nhà đầu tư thu hồi vốn và khoản lợi nhuận. Đối với hoạt động của ngân hàng thì hoạt động thu hồi vốn được gọi là hoạt động thu hồi nợ. Thu hồi nợ là một hoạt động rất quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Thu hồi nợ đúng hạn sẽ

giúp cho đồng vốn của ngân hàng không bị chiếm dụng, vòng quay vốn ổn định, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả và an toàn. Thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng - một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, công tác thu hồi nợ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 235.409 79,19 239.761 72,42 302.213 73,00 4.352 1,85 62.452 26,05 - Ngắn hạn 221.223 74,42 225.470 68,10 301.781 72,90 4.247 1,92 76.311 33,85 - Trung hạn 14.186 4,77 14.291 4,32 432 0,10 105 0,74 -13.859 -96,98 CN - TMDV 39.338 13,23 73.337 22,15 95.218 23,00 33.999 86,43 21.881 29,84 - Ngắn hạn 39.338 13,23 73.337 22,15 95.218 23,00 33.999 86,43 21.881 29,84 Ngành khác 22.523 7,58 17.974 5,43 16.560 4,00 -4.549 -20,20 -1.414 -7,87 - Trung hạn 22.523 7,58 17.974 5,43 16.560 4,00 -4.549 -20,20 -1.414 -7,87 Tổng 297.270 100 331.072 100 413.991 100 33.802 11,37 82.919 25,05

( Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007) Ghi chú: CN – TMDV: công nghiệp – thương mại dịch vụ

Sự thay đổi doanh số thu nợ giữa các ngành được thể hiện trong hình sau:

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2005 2006 2007 Năm tr iệ u đồ ng Nông nghiệp CN-TMDV Ngành khác Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ TỪ 2005 ĐẾN 2007

Ghi chú: - CN- TMDV: Công nghiệp – Thương mại dịch vụ

Kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của Huyện nhà, điều này thể hiện rõ ở diện tích đất nông nghiệp cũng như doanh số cho vay ngành nông nghiệp.

Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp năm 2005 là 235.409 triệu đồng chiếm 79,19% tổng doanh số thu nợ, trong đó ngắn hạn là 221.223 triệu đồng, trung hạn là 14.186 triệu đồng. Năm 2006 là 239.761 triệu đồng chiếm 72,42% tổng doanh số thu nợ, tăng 4.352 triệu đồng so với năm 2005 - tương ứng tăng 1,85%. Trong đó, ngắn hạn là 225.470 triệu đồng tăng 4.247 triệu đồng, trung hạn là 14.291 triệu đồng tăng 105 triệu đồng so với năm 2005.

Đến năm 2007 là 293.934 triệu đồng chiếm 73% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2006 tăng 54.173 triệu đồng tướng ứng tăng 22,59%.Trong đó, ngắn hạn là 301.781 triệu đồng tăng 76.311 triệu đồng, trung hạn là 432 triệu đồng giảm 13.859 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số thu nợ trung hạn giảm là một phần là do doanh số cho vay giảm, mặt khác là do ý thức của người vay trong việc trả nợ còn thấp, họ dựa vào thời hạn cho vay dài nên thường không chuẩn bị kế hoạch trả nợ ngân hàng khi đến hạn.

Nhìn chung doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm một phần là do bà con nông dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như gạo, nấm rơm, chăn nuôi ... tăng lên đáng kể qua các năm, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và tạo được nguồn thu nhập cho người vay vốn, đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, vẫn còn gặp không ít khó khăn cho người nuôi thuỷ sản nên việc thu nợ chỉ tăng với tỷ trọng thấp.

Doanh số thu nợ ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ:

Muốn phát triển nền kinh tế địa phương, ngoài việc chú trọng ngành chủ lực là nông nghiệp, còn phải chú trọng ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ vì hai ngành này luôn thúc đẩy, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong những năm qua nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển, các thành phần kinh tế trong ngành này hoạt động có hiệu quả nên việc thu nợ của ngân hàng rất khả quan.

Năm 2005 doanh số thu nợ ngành này là 39.338 triệu đồng, chiếm 13,23% tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 đạt 73.337 triệu đồng chiếm 22,15% tổng doanh

số thu nợ, tăng 33.999 triệu đồng - tương ứng tăng 86,43% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 95.218 triệu đồng chiếm 23% tổng doanh số thu nợ, tiếp tục tăng 21.881 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 29,84%.

Đây chính là sự nỗ lực, sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.

Ngành khác:

Năm 2005 là 22.532 triệu đồng chiếm 7,58% tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 là 17.973 triệu đồng chiếm 5,43% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2005 giảm 4.549 triệu đồng, tương ứng giảm 20,20%. Năm 2007 đạt 16.560 triệu đồng chiếm 4% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2006 giảm 1.414 triệu đồng tương ứng giảm 7,87%.

Nguyên nhân của sự sụt giảm đáng kể này là do công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn: người đi xuất khẩu lao động bị đuổi việc, có trường hợp người lao động chết ở nước ngoài gia đình không còn khả năng trả nợ. Một phần do cho vay cán bộ viên chức dựa vào bảng lương khi họ chuyển công tác hay nghỉ việc thì nguồn thu nợ của ngân hàng cũng không còn. Một số hộ vay khác không trả được nợ ngân hàng do sử dụng vốn không đúng mục đích.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 43 - 46)