Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn (Trang 64)

2006 So với 2005 2007 So vớ

4.2.5.1Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn

a) Kinh tế tổng hợp

Đối với mô hình này thì nợ quá hạn biến động qua ba năm. Cụ thể: Năm 2005 nợ quá hạn từ mô hình này là 1.075 triệu đồng. Năm 2006 nợ quá hạn mô hình này tăng rất nhanh so với năm 2005 là 2.300 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 210,14%. Nhưng đến năm 2007 nợ quá hạn mô hình này giảm xuống còn 2.711 triệu đồng, giảm 664 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 19,67% so với năm 2006. Do tính linh hoạt của đối tượng cho vay này nên cho vay đối tượng này tăng dẫn đến rủi ro cho vay cũng tăng lên. Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến tận các xã vùng sâu vùng xa, việc kiểm soát khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích hay không bị hạn chế nên một số khách hàng đã sử dụng vốn không đúng mục đích đã thỏa thuận, dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó một số hộ chưa có phương pháp tốt trong sản xuất nên việc sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến Ngân hàng không thu được nợ. Nợ quá hạn từ mô hình này tăng cao vào năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của mô hình này là 1,79% (vượt mức cho phép là 1,0%) điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2006 là chưa đạt yêu cầu.Chính điều này đã làm lợi nhuận của ngân hàng giảm trong năm 2006 chỉ đạt 6.037 triệu đồng giảm 2.838 triệu đồng, giảm tương ứng 31,98% so với năm 2005.

b) Tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ

Nợ quá hạn của đối tượng này là 18 triệu đồng năm 2005 và năm 2006 là 24 triệu đồng tăng 33,33% so với năm 2005 tương ứng số tiền là 6 triệu đồng. Nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 19 triệu đồng giảm 5 triệu đồng với tốc độ giảm 20,83% so với năm 2006. Qua số liệu ta thấy ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ có nợ quá hạn ngắn hạn biến động qua ba năm và có số tiền nợ quá hạn ngắn hạn rất nhỏ, trong khi doanh số cho vay và dư nợ của đối tượng này tăng dần qua ba năm. Điều này nói lên hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào ngành này, do đó Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư vào ngành nghề này góp phần phát triển kinh tế địa phương và nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn (Trang 64)