Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 60)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả tín dụng

Bảng 16: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 215.904 264.249 365.761

Vốn huy động Triệu đồng 71.021 87.579 127.069

Tồng dư nợ Triệu đồng 204.773 235.339 305.336

Doanh số cho vay Triệu đồng 227.607 348.662 415.947

Doanh số thu nợ Triệu đồng 211.39 318.096 345.95

Nợ xấu Triệu đồng 2.114 1.701 1.128

Vốn HĐ / Tổng NV % 32,89 33,14 34,74

Tỷ lệ thu hồi nợ % 92,87 91,23 83,17

Dư nợ / VHĐ % 288,33 268,72 240,29

Nợ xấu / Dư nợ % 1,54 1,05 0,5

Nguồn: Được tính từ các bảng trươc

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho hoạt động vốn của Ngân hàng. Năm 2005 Ngân hàng chỉ huy động được 32,89%. Đến năm 2006, vốn huy động chiếm 33,14% tổng nguồn vốn cho thấy công tác huy động vốn địa phương của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Và đến năm 2007 thì công tác huy động vốn có chiều hướng tích cực hơn đạt 34,74%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động như khuyến mãi, băng rôn, tiếp thị, quảng cáo, và nhiều dịch vụ khác, cán bộ tín dụng tận tình hướng dẫn người dân tham gia tiết kiệm.

Tỷ lệ thu hồi nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này cho ta thấy trong một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi nợ được bao nhiêu đồng

Mặc dù doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng liên tục tăng nhưng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, từ đó chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay của Ngân hàng không dưới mức 83%. Cụ thể là trong năm 2005, tỷ số này là 92,87% sang đến năm 2006 là 91,23% và năm 2007 là 83,17%. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng chưa được tốt lắm và chỉ số này luôn giảm, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Ngân hàng cần phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, Cán bộ tín dụng cần phải quan tâm hơn nữa trong việc vận động, đôn đốc thu hồi nợ.

Dư nợ trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa.

Qua bảng kết quả trên cho thấy được tình hình cho vay vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả khá cao tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn lớn hơn 100%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã sử dụng toàn bộ vốn huy động để cho vay.

Nợ xấu trên dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chấp nhận ở mức 2% tổng dư nợ. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT huyện Chợ Mới trong ba năm qua là rất tốt và có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo. Trong năm 2005 chỉ tiêu này chỉ ở mức 1,54%,. Đến năm 2006, tỷ lệ này giảm xuống còn 1,05%. Sang đến năm 2007, tỷ lệ này giảm đáng kể: 0,5% tổng dư nợ. Điều này đã phản ánh một cách sát thực hiệu quả điều tra tín dụng và thẩm định nhu cầu vay vốn hộ sản xuất của Ngân hàng.

4.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hoạt động tại Ngân hàng

Nguồn: Được tính từ các bảng trước

o Lợi nhuận trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này có chiều hướng giảm dần qua 3 năm, nhưng mức độ giảm không đáng kể. Cụ thể, năm 2005 là 5,34% đến năm 2006 là 5% và năm 2007 4,72%. Như vậy cứ 100 đồng tài sản của Ngân hàng đem đầu tư sẽ thu được 5,34 đồng lợi nhuận vào năm 2005 và 5 đồng lợi nhuận vào năm 2006, giảm 0,34 đồng so với

Bảng 17: CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

Tổng thu nhập Triệu đồng 30.231 35.144 47.655

Tổng chi phí Triệu đồng 18.705 22.039 30.395

Lợi nhuận Triệu đồng 11.526 13.205 17.260

Tổng tài sản Triệu đồng 215.904 264.249 365.761

Lợi nhuận/ Tổng tài sản % 5,34 5,00 4,72

Lợi nhuận/ Tổng thu nhập % 38,13 37,57 36,22

Tổng thu nhập/ Tổng tài sản % 14,00 13,30 13,03

năm 2005. Và thu được 4,72 đồng lợi nhuận vào năm 2007, giảm 0,28 đồng so với năm 2006. Qua số liệu ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của một đồng tài sản của Ngân hàng là tương đối khá tốt. Chứng tỏ chi nhánh đã nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản. Nhưng do tốc độ tăng thu nhập và chi phí làm chỉ tiêu này giảm dần. Vì vậy đòi hỏi Ngân hàng cần giảm chi phí để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

o Lợi nhuận trên tổng thu nhập

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên thu nhập của Ngân hàng đều giảm qua ba năm. Năm 2005 cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 38,13 đồng lợi nhuận, và 37,57 đồng lợi nhuận được tạo ra từ một đồng doanh thu vào năm 2006, giảm 0,56 đồng so với năm 2005. Năm 2007, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 36,22 đồng lợi nhuận, giảm 1,35 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Kết quả cho thấy chỉ số lợi nhuận trên thu nhập của Ngân hàng tương đối cao. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để tăng chỉ số này. Vì chỉ số này càng cao hiệu quả Ngân hàng được đánh giá càng tốt.

o Tổng thu nhập trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng tài sản của chi nhánh như thế nào. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng sử dụng tài sản của Ngân hàng là chưa được tốt luôn giảm qua 3 năm, năm 2005 là 14% sang năm 2006 là 13,3% giảm 0,7% so với năm 2005 và năm 2007 là 13,03% gi ảm 0,27% so v ới n ăm 2006. Qua kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản của Ngân hàng chưa có hiệu quả, đi ều này cũng chứng tỏ Ngân hàng chưa phân bổ tài sản hợp lý.

o Tổng chi phí trên tổng thu nhập

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ thu nhập của Ngân hàng có khả năng bù đắp được chi phí. Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005 là 61,87% năm 2006 là 62,71% tăng 0,84% so với năm 2005. Năm 2007 chỉ tiêu này là 63,78% tăng so với năm 2006 là 1,07%.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ MỚI

5.1 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HÀNG

- Tổ huy động vốn hoạt động không thường xuyên, do kiêm nhiệm

- Đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên việc đầu tư của Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường nông sản biến động,… ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nên công tác thu nợ của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn

- Do huyện Chợ Mới được xem là vùng kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên hàng loạt các Ngân hàng bạn, các phòng giao dịch ra đời như: Ngân hàng Công Thương, phòng giao dịch của Ngân hàng Mỹ Bình, Ngân hàng Mỹ Xuyên,… hoạt động của các Ngân hàng có cùng đối tượng, chính sách đầu tư và thành phần giống nhau nên việc cạnh tranh xảy ra là vấn đề tất yếu. Trong đó, việc cạnh tranh nhau về lãi suất cho vay là việc đáng quan tâm nhất. Hình thức áp dụng mức lãi suất của chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới là do NHNo & PTNT của tỉnh đề ra, do đó mức lãi suất cho vay tương đối cao hơn những Ngân hàng khác trên địa bàn đây là một trở ngại rất lớn cho Ngân hàng trong việc giữ chân khách hàng.

- Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn, cho vay dài hạn còn ít. Từ đó, cho thấy Ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường vốn ở địa phương..

- Công tác thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn của các tổ chức tín dụng hiện nay. Pháp luật đã có những quy định cho phép các ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế ngân hàng không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này, do không có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như công an, thi hành án, chính quyền sở tại. Còn khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đã thoả thuận giao tài sản để thế chấp cho Ngân hàng nếu không trả được nợ. Đến khi khách hàng vay không trả được nợ thì ngân hàng vẫn không tiến hành xử lý phát mại được tài sản vì thủ tục sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu, hoặc người đứng tên bỏ trốn không liên lạc

được. Còn người mua tài sản phát mại thì cũng chỉ chấp nhận khi có sự đồng ý của chủ sở hữu.

5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

5.2.1 Trong công tác huy động vốn

Qua phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh, cho thấy chi nhánh đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì chi nhánh cần có những biện pháp linh động và hiệu quả hơn trong việc chăm lo công tác huy động vốn để tạo nguồn vốn tăng trưởng bền vững sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, nhằm đa dạng hoá khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành Ngân hàng.

Chi nhánh cần phải xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ “ sống còn” trong hoạt động kinh doanh. Mỗi cán bộ trong Ngân hàng dù bất cứ ở cương vị nào đều phải nhận thức được rằng “ vốn huy động là nền tảng để mở rộng kinh doanh, không có nguồn vốn lớn sẽ không có một Ngân hàng mạnh, một cán bội tín dụng giỏi khi vừa huy động vốn giỏi, vừa cho vay giỏi”, từ đó nổ lực phấn đấu tích cực tham gia công tác huy động vốn.

5.2.1.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động

Các hình thức huy động vốn truyền thống của chi nhánh như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, kỳ phiếu có mục đích với nhiều kỳ hạn khác nhau là hình thức gửi gọn rút gọn khó có thể thu hút thêm vốn nhàn rỗi; trong xã hội phải có nhiều hình thức huy động tiền gửi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người gửi tiền.

Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi trả của người dân ngày càng thuận tiện. Người dân không cần phải nắm giữ nhiều tiền trong nhà mà vẫn có thể mua sắm được đầy đủ thông qua tài khoản cá nhân. Việc mua sắm tiêu dùng và tích lũy là hai khoảng thời gian hoàn toàn tách biệt. Vì vậy Ngân hàng cần phải có hình thức huy động mới phù hợp như: gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần hoặc gửi nhiều lần rút một lần.

Bằng hình thức này, Ngân hàng sẽ thu hút một lượng vốn nhàn rỗi còn nằm trong dân, nhất là đối với cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác tự tạo thuận lợi

cho người có tiền gửi, vừa tạo thêm tích luỹ cho người gửi, đặc biệt tạo ra được nguồn vốn khá ổn định cho Ngân hàng.

5.2.1.2 Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt

- Bằng nhiều hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, ngắn hạn và dài hạn cơ cấu lãi suất thích hợp để hấp dẫn khách hàng gởi tiền.

- Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng gởi và rút tiền, ngoài ra ngân hàng còn khuyến mãi bằng hiện vật cho khách hàng gởi tiền, nhất là khách hàng truyền thống.

5.2.1.3 Chính sách Marketing

Marketing đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công của một Ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng như hiện nay, nó được xem là chiến lược có tính kế hoạch lâu dài của Ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng. Chi nhánh cần phải có chiến lược cụ thể:

- Quảng cáo dưới hình thức bằng logo, tờ bướm tiết kiệm và hiệu quả, trong đó giới thiệu nội dung chi tiết ngắn gọn, đặc biệt chú trọng sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng như: thời gian hoạt động trưởng thành và phát triển; giới thiệu các thể thức huy động và các tiện ích phục vụ của Ngân hàng

- Thực hiện tốt công tác tiếp thị thông qua phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng câu truyện “ truyền thanh hoặc truyền hình “ về công tác huy động vốn.

- Thành lập “ Tổ huy động vốn “ và thực hiện công tác huy động vốn phục vụ tại nhà kể cả gởi và rút tiền, nhằm thu hút được tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng nhiều, đặc biệt là gởi tiền tiết kiệm bậc thang.

- Khuyến mại hấp dẫn, đẩy mạnh tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch Qua đó cho thấy Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, việc ứng dụng Marketing Ngân hàng hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng.

5.2.1.4 Đào tạo trình độ nghiệp vụ

Con người là yếu tố quyết định, chính vì thế cần phải quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ viên chức có đủ trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ tin học để đáp ứng nhu cầu của khách hàng được thuận tịện nhanh chóng phù hợp với từng loại thể thức huy động hiện hành.

Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn thì chưa đủ mà còn phải có phong cách phục vụ, là yếu tố không kém quan trọng, tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng. Để có phong cách của một nhân viên giao dịch được khách hàng tín nhiệm, đòi hỏi cán bộ luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghiệp vụ cho phù hợp.

5.2.2 Trong hoạt động tín dụng

5.2.2.1 Phân loại khách hàng:

Phân loại khách hàng như: hộ giàu, trung bình, hộ nghèo, hay hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay để từ đó Ngân hàng đề ra chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể tránh phát sinh nợ quá hạn, có thể phân loại như sau:

- Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đối tượng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất và nhu cầu vốn vay tối đa cho họ để động viên khuyến khích họ trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng.

- Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và phải thường xuyên chăm sóc nhắc nhở họ trong việc đóng lãi và thu hồi nợ gốc.

- Đối với khách không có điều kiện: Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế rủi ro

5.2.2.2 Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung hạn và dài hạn:

Trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay trung hạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh số cho vay, Ngân hàng ít đầu tư cho vay dài hạn. Do đó trong tương lai Ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn để đáp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w