a) Các phương thức phát: Có ba phương thức để phát video thông qua mạng IP, đó là truyền file, truyền hình và video theo yêu cầu. Hai phương thức sau được dùng cho xem với thời gian thực như phim, show truyền hình, hoà nhạc,…Còn cách thứ nhất không cần thời gian thực và nó có thể sử dụng để phát lại mà không phải xem lập tức. Như vậy, hai phương thức sau sẽ dùng cho IPTV.
Với phương thức truyền hình quảng bá, mỗi nhà cung cấp sẽ được cung cấp số kênh duy nhất cho phép STB chọn nhà cung cấp mà người điều khiển box muốn xem. Trong thực tế, khi một người sử dụng STB để chọn kênh, box sẽ thiết lập một kết nối multicast đến kênh truyền hình quảng bá, loại trừ dần nhu cầu với tất cả các kênh đã số hoá để đưa vào nhà thê bao. Nguồn truyền hình quảng bá có thể là các phim được lưu trữ trước trên một máy chủ cũng như là phát trực tiếp từ một trạm vô tuyến truyền hình đang chiếu trận chung kết bóng rổ thế vận hội mùa hè, nhạc kịch, …
Hình II.5: IPTV được phát qua truyền dẫn quảng bá và video theo yêu cầu unicast Mỗi nguồn sẽ đưa vào một bộ mã hoá truyền hình quảng bá, đóng gói luồng video, bao gồm việc tạo một số kênh và nhóm địa chỉ multicast để từ đó STB có thể kết nối vào mỗi lần người xem chọn kênh sử dụng box.
Hệ thống truyền hình quảng bá có thể được nghĩ đến như là một dãy các máy chủ truyền thông phương tiện tổ chức số luồng quảng bá. Nó hỗ trợ cả multicast và unicast. Với phương thức video theo yêu cầu, nó sẽ đáp ứng một truy vấn từ thuê bao thông qua STB hoặc PC. Thông thường trạm quản lý thuê bao sẽ hiện danh sách các sự kiện VoD từ thuê bao chọn chương trình… Từ đó, luồng datagram sẽ truyền unicast đến STB hay máy tính cá nhân của thuê bao.
Một vấn đề quan trọng trong việc phát IPTV nữa đó là các chuẩn phát. Hiện tại có hai chuẩn phổ biến nhất đó là MPEG-1 và MPEG-2. Mới đây nhất là MPEG-4 được phổ biến trên thế giới năm 2000, dùng cho phát các video DVD chất lượng, nó cũng tương tự như MPEG-2 nhưng tại tốc độ dữ liệu thấp hơn. Và như thế thì thực tế là MPEG-4 có thể truyền tại tốc độ thấp như dial up đến băng thông rộng như các kết nối fiber-to-the-home. Ở đây ta sẽ tập trung vào chuẩn MPEG-2.
MPEG-2 sử dụng UDP tại lớp truyền tải. Khi quá trình đóng gói diễn ra, UDP có thể tuỳ ý sử dụng RTP để cung cấp bộ khung mức ứng dụng nhận dạng tải
trọng được truyền và cung cấp số thứ tự cho mỗi gói dữ liệu RTP, cho phép phát hiện các gói mất.
RTP là giao thức mà đã được đề cập đến ở phần đầu. RTP được nhận dạng ở trong tiêu đề UDP với giá trị cổng là 5004. Nó cung cấp chức năng truyền tải mạng end-to-end tạo thuận lợi cho việc phát các dữ liệu thời gian thực như thoại, video, dữ liệu mô phỏng thông qua các dịch vụ mạng multicast hay unicast. Cấu trúc của RTP header như hình II.6.
Hình II.6 RTP version 2 header Các vùng bao gồm: Version: Gồm 2 bit chỉ phiên bản của RTP
Vùng Padding (1 bit) được thiết lập giá trị nhị phân 1 khi có một hay nhiều byte đệm được thêm vào nhưng không phải là một phần tải trọng được thêm vào gói tin. Byte cuối cùng đệm vào chứa tổng số byte đệm. Vì vậy đầu thu có thể căn cứ vào giá trị này để quyết định số byte độn để loại bỏ.
Vùng Extension (1 bit) được thiết lập giá trị 1 nếu tiêu đề cố định được theo sau một nhánh tiêu đề chính xác.
Vùng CSRC (4 bit) chỉ số nguồn đóng góp nhận dạng mà theo sau tiêu để cos định. Có thể xác định tới 15 nguồn góp.
Vùng loại tải tin (7 bit) nhận dạng tải tin RTP để các ứng dụng có thể dịch đúng. Vùng số thứ tự (16 bit) nhận giá trị khởi tạo ngẫu nhiên. Mỗi lần gói tin RTP truyền đi thì nó tăng lên 1, làm vậy để dễ phát hiện mất gói tin.
Vùng dấu thời gian (32 bit) được sử dụng để đặtc các gói thoại và video vào đúng trình tự thời gian
Vùng nguồn đồng bộ (32 bit) xác định nguồn đồng bộ. Giá trị được chọn ngẫu nhiên để hai nguồn đồng bộ trong cùng một phiên sẽ có tần suất thấp có giá trị như nhau. Ngoài ra còn có RTCP cung cấp thông tin về những ai tham dự vào phiên gọi đi cũng như công cụ để giám sát chất lượng dịch vụ.