Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam (Trang 32 - 34)

Là đơn vị chủ chốt của hệ thống BIDV trong những năm qua SGD I đã có sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn nhằm phục vụ cho kinh doanh và đầu tư phát triển. Để đạt được kết quả đó trong khi thị trường Tài chính có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức trung gian tài chính SGD I của BIDV đã không ngừng đổi mới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tạo tính linh hoạt hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của thực tế như: Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, phát hành Tiết kiệm xây dựng nhà ở, Tiết kiệm bậc thang hay tiết kiệm dự thưởng …v.v.

Ngoài ra đây cũng là nơi thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. SGD I cũng đã phát hành các chứng chỉ tiền gửi nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn cung cấp có thể có.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD I qua các năm Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2007 so với 2006 Tuyệt đối % 1 Huy động vốn cuối kỳ 14.395 19.281 4.886 34% Trong đó: - Huy động từ tổ chức 10.407 16.702 6.295 60%

- Huy động từ dân cư 3.988 2.579 -1.409 -35%

Trong đó: - Huy động VND 12.228 16.253 4.025 33% - Huy động ngoại tệ 2.167 3.028 861 40% Trong đó: - Huy động ngắn hạn 8.022 11.767 3.745 47% - Huy động dài hạn 6.373 7.514 1.141 18% 2 Huy động vốn BQ 11.295 18.543 7.248 64%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

Những năm qua SGD I đã có sự cố gắng trong việc huy động vốn, mức huy động vốn bình quân của SGD I tăng lên mạnh mẽ trong các năm, từ năm 2006 đến năm 2007 thì huy động vốn bình quân đã tăng thêm 7.248 tỷ đồng (tăng 64%). Như vậy có thể nói rằng tốc độ tăng vốn đạt ở mức cao, việc này đã tạo điều kiện cho ngân hàng có thể có những kế hoạch phát triển lớn, tăng cường khả năng tài chính cho ngân hàng trong các hoạt động. Đặc biệt trong cơ cấu huy động vốn cũng có sự chuyển biến khi tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn tăng với tốc độ nhanh và mạnh hơn tốc độ tăng của huy động vốn dài hạn. Huy động vốn từ ngoaị tệ và VND có mức tăng trưởng tương đương nhau, nhưng tỷ trọng huy động vốn từ VND lớn hơn rất nhiều so với vốn ngoại tệ. Năm 2006 vốn huy động bằng VND chiếm gần 85 % và đến năm 2007 huy động vốn bằng VND vẫn chiếm một tỷ lệ tương đương.

Vốn huy động từ tổ chức tăng lên mạnh mẽ trong khi đó vốn huy động từ dân cư giảm đi một cách đáng kể, điều này cũng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế. Năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng nóng, người dân đổ xô vào chứng khoán nên lượng tiền gửi tiết kiệm vào các tổ chức tín dụng giảm, không chỉ riêng SGD I. Đến năm 2007, những tháng đầu năm thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục nóng lên và lượng tiền gửi dân cư tiếp tục được rút ra để đâu tư chứng khoán, sau đó khi thị trường chứng khoán sụt giảm, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2007 thì các thị trường khác như thị trường vàng hay bất động sản lại ở mức phát triển mạnh nên thu hút được nguồn vốn từ dân cư tham gia và do đó mà lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư vẫn giữ ở mức thấp. Năm 2007 lượng tiền gửi từ dân cư giảm đi 35% so với cùng kỳ năm 2006. Tuy nhiên thì tổng vốn huy động vẫn không giảm Do lượng tiền từ các doanh nghiệp, các tổ chức khác thu vào là rất lớn và tăng nhanh hơn rất nhiều so với mức giảm từ tiền gửi của dân cư. So với năm 2006 thì năm 2007 lượng tiền huy động đựơc từ các tổ chức tăng thêm 60% và đạt mức 16.702 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam (Trang 32 - 34)