Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương (Trang 77 - 79)

100 80 60 40 20 80 60 40 20 80 60 40 20 A Chỉ tiêu thanh khoản

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân:

 Hạn chế:

Một cách tổng thể, công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp của NHCT chi nhánh Chương Dương rất chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, những vấn đề thực tế gặp phải lại gây ra một số khó khăn và hạn chế cho việc thực hiện và hoàn thiện công tác chấm điểm này:

- Thứ nhất: nguồn thông tin thu thập còn hạn chế:

Mục tiêu đặt ra của NHCT chi nhánh Chương Dương là thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng tuy nhiên quá trình thu thập thông tin còn nhiều khó khăn và thông tin thu thập đôi khi chưa được đầy đủ: trong bộ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp còn thiếu những báo cáo tài chính được kiểm toán một cách chính xác, kịp thời, có nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về các chỉ tiêu phi tài chính, đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ; sự chia sẻ thông tin giữa các NHTM ngoài hệ thống còn hạn chế do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và sự liên kết vẫn còn lỏng lẻo; nguồn thông tin từ phía NHNN, cơ quan thuế…còn hạn chế.

- Thứ hai: quá trình chấm điểm tín dụng có nhiều bước mà chủ yếu là do CBCĐTD tự thực hiện, nên khó tránh khỏi rủi ro nghiệp vụ. CBCĐTD phải thực hiện quá nhiều công việc, đôi khi rất vội vàng, không có nhiều thời gian thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng dẫn đến thông tin sơ sài, trong quá trình tính toán và chấm điểm doanh nghiệp với việc phân tích một khối lượng thông tin lớn như vậy rất dễ xảy ra sai sót. Để khắc phục hạn chế này, ở NHCT chi nhánh Chương Dương cũng có bước rà soát sau chấm điểm nhưng tất cả đều do cán bộ thực hiện nên có thể vẫn xảy ra sai sót hoặc xảy ra rủi ro đạo đức.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

- Thứ ba: Bảng chấm điểm theo quy chuẩn của NHCT thường chỉ có thể áp dụng đầy đủ với các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Vì thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đầy đủ các báo cáo, thông tin tài chính chưa đủ độ tin cậy và ít được cập nhật. Ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chấm điểm và xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ này.

- Thứ tư: việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện định kỳ vào quý I hàng năm là một hạn chế vì có những doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, tình hình sản xuất kinh doanh biến động bất thường thì cần kiểm soát thường xuyên và đột xuất.

- Thứ năm: Tờ trình kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được CBCĐTD lập theo mẫu còn sơ sài ngắn gọn chỉ là đánh giá tổng quát mà không có đi kèm với những giải thích cụ thể mang tính lý giải và đánh giá, người ra quyết định không phải người trực tiếp tiến hành chấm điểm tín dụng nếu chỉ căn cứ vào những đánh giá một cách khái quát thì khó có điều kiện xem xét đánh gía lại toàn bộ từ đó có thể đi đến quyết định không chính xác gây ra rủi ro cấp tín dụng cho ngân hàng.

- Thứ sáu: NHCTVN lựa chọn 11 chỉ số tài chính để đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng các chỉ tiêu này lại chưa đáp ứng được tính độc lập: cụ thể là chỉ số (5) nhân chỉ số ( 9) thì ra chỉ số ( 10 ) như vậy khó tránh khỏi đánh giá sự ảnh hưởng bị trùng lặp dẫn đến kết quả thiếu chính xác. Các chỉ số phi tài chính thì còn trừu tượng và chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của CBCĐTD.

- Thứ bảy: NHCTVN chưa xây dựng đựợc phần mềm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp cho phép cập nhập dữ liệu cần thiết và tính toán ra kết quả, do vậy có thể mắc lỗi do chủ quan của CBCĐTD do vô tình hoặc cố ý.

 Nguyên nhân:

- Thứ nhất: Thông tin còn hạn chế: doanh nghiệp cung cấp thông tin không đủ, không chính xác cho ngân hàng, thông tin lấy từ trung tâm thông tin tín dụng ít vì Trung tâm thông tin tín dụng chỉ mới khai thác hồ sơ của khách hàng vài năm gần đây.

- Thứ hai: Do chính quy trình chấm điểm tín dụng của NHCT đã gây ra những hạn chế thứ hai, thứ tư và thứ năm kể trên. Việc quy định nhiệm vụ của CBCĐTD xuyên suốt quá trình chấm điểm như vậy là chưa hợp lý và rủi ro do phụ thuộc nhiều vào năng lực trình độ chuyên môn cũng như vấn đề đạo đức của CBCĐTD, quy định chấm điểm một năm một lần gây ra tình trạng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

chấm điểm không được cập nhật thường kịp thời và NHCT cũng nên thay đổi nội dung của tờ trình tín dụng chi tiết hơn để cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định.

- Thứ ba: xuất phát từ sự thiếu đồng bộ trong hệ thống kế toán tài chính của Việt Nam hiện nay và những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải đã gây ra những hạn chế nhất định trong việc cung cấp đầy đủ những thông tin để phù hợp với yêu cầu của mô hình chấm điểm của NHCT.

- Thứ bốn: việc nghiên cứu và lựa chọn những chỉ số nào nên được đưa vào trong mô hình chấm điểm là một công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi có sự đầu tư nghiên cứu cao nên khó tránh khỏi có những hạn chế trong mô hình của NHCT.

- Cơ sở vật chất đang trong quá trình hiện đại hóa, chưa xây dựng được phần mềm chấm điểm tự động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w