Nâng cao chất lợng của cán bộ thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh trì (Trang 67 - 68)

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

CHƯƠNG 3:MộT Số GIảI PHáP phát triển CHO VAY DNNVV TạI NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì

3.2.8. Nâng cao chất lợng của cán bộ thẩm định tín dụng

Nâng cao năng lực trình độ thẩm định và đánh giá hiệu quả đối với dự án vay vốn của DNNVV để mở rộng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản đối với các doanh nghiệp có dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng. Bởi chúng ta biết các khoản nợ quá hạn, khó đòi có thể gây rủi ro cho ngân hàng, hầu hết xuất phát từ phía khách hàng nhng một phần các cán bộ tín dụng cũng có trách nhiệm. Do đó nhân tố con ngời là nhân tố trung tâm chi phối và ảnh hởng quyết định đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Để hoạt động cho vay đợc hiệu quả thì ngân hàng cần có những cán bộ hội đủ ba điều kiện: trình độ, kinh nghiệm và độ nhạy bén. Một cán bộ tín dụng giỏi là một nhà kinh tế giỏi. Bởi họ phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế vĩ mô, vi mô, hoạt động tài chính để đa ra quyết định chính xác. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và độ nhạy bén cũng không kém phần quan trọng giúp họ đa ra những quyết định chuẩn xác trong thời gian ngắn.

Để đáp ứng yêu cầu này, chi nhánh cần tập trung vào: Vấn đề tuyển dụng và bồi dỡng cán bộ tín dụng bằng việc đa ra chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý để thu hút những sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp trờng đại học có uy tín, có năng lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút chuyên gia giỏi, chào mời các nhân viên giỏi ở các ngân hàng khác về làm việc tại ngân hàng hoặc làm cố vấn, cộng tác viên. Công tác đào tạo cũng đợc quan tâm đúng mức. Đối với nhân viên đợc tuyển chọn vào ngân hàng cần phải đợc đào tạo, bồi dỡng thêm về nghiệp vụ thông qua việc cử các đại diện xuất sắc đi học tập, tu nghiệp chuyên môn. Cần hớng dẫn cho nhân viên nắm rõ những mục tiêu, những quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Hiện nay, cán bộ tín dụng vừa làm công tác tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ. Do vậy, nảy sinh nhiều tiêu cực gây rủi ro cho hoạt động cho vay. Đòi hỏi cần phải sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý và chuyên môn hóa quyền hạn của cán bộ tín dụng nh có cán bộ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định, cán bộ giải ngân, ngoài ra cần có kiểm soát viên nội bộ hoạt động tín dụng để giám sát hoạt động của cán bộ trong phòng, kiểm tra lại hồ sơ khách hàng, việc chấp hành kế hoạch tín dụng, tính tuân thủ và thu hồi nợ. Ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ cả về vật chất và tinh thần để khuyến khích. Thờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan đơn vị tiên tiến, hội thi cán bộ giỏi để cán bộ có thể học hỏi rút kinh nghiệm. Ngoài chế độ hàng năm đi nghỉ mát, điều dỡng ngân hàng cũng cần khuyến

khích cán bộ tự đào tạo, tích cực tìm hiểu tham gia các đợt tập huấn nghiệp vụ để tự tích luỹ kinh nghiệm có thể hỗ trợ tiền mua các tài liệu, sách tham khảo, áp dụng khung lơng, thởng hợp lý với cán bộ có học vị và đóng góp cao cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh trì (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w