Các loại hình thông tin thẩm định

Một phần của tài liệu Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 33 - 35)

4. Các Quy Trình Cần Thiết Cho Một Giao Dịch M&A Và Xu Hướng Sáp nhập, Mua Lại Của Các Ngân Hàng Thương

4.1.1. Các loại hình thông tin thẩm định

Thẩm định chi tiết có thểđược chia làm các thông tin bên ngoài và nội bộ. Chúng ta nên tiến hành thẩm định chi tiết bên ngoài trước khi giao dịch diễn ra bởi khi đó, áp lực về thời gian chưa đến mức khắc khe như giai đoạn sau khi giao dịch được công bố, đồng thời , việc làm này cũng góp phần xác định xem liệu giao dịch này có khả thi hay không. Thẩm định chi tiết nội bộ được thực hiện trong suốt quá trình giao dịch. Cả hai quá trình này phải được cập nhật liên tục do những điều kiện xung quanh luôn thay đổi.

Các chủ điểm trong quá trình thẩm định chi tiết bên ngoài

Phân tích kinh tế

+ Phân tích kinh tế vĩ mô + Phân tích kinh tế khu vực

Phân tích lĩnh vực hoạt động và các xu thế ngành

+ Lịch sử phát triển và những dựđoán phát triển trong tương lai + Cạnh tranh

+ Quy định và bãi bỏ quy định

Các tiêu chí trong quá trình thẩm định chi tiết nội bộ

Những vấn đề về chiến lược và hoạt động của công ty( như mô tả hoạt động, kế

hoạch kinh doanh, khách hàng, môi trường cạnh tranh, marketing, doanh số bán hàng và nhà cung cấp)

+ Các vấn đề về tài chính: lợi nhuận, dòng tiền vốn, báo cáo tài chính, thuế, bảng kiểm kê...

+ Công nghệ ( bao gồm tất cả các hệ thống công nghệ thông tin)

+ Các vấn đề pháp lý, bao gồm cơ cấu công ty, các phòng ban, hợp đồng và các vụ

kiện đang có hoặc đang trì hoãn.

+ Nhân sự, bao gồm các hợp đồng lao động, cơ cấu bồi thường, kế hoach phúc lợi, chếđộ lương hưu, các thoả thuận lao động, quản lý, văn hoá công ty

+ Các vấn đề khác: tài sản cốđịnh ( đất đai, nhà xưởng), hợp đồng thuê, bảo hiểm thương hiệu, giấy phép, các vấn đề về môi trường.

Mỗi ngành hoạt động sẽ có những yêu cầu riêng biệt về thẩm định chi tiết. Ví dụ, cần kiểm tra tình hình cửa hàng và kho dự trữ cũng như phân tích về các hợp đồng cho thuê cửa hàng của một nhà bán lẻ; trong khi đó, khi đang tiến hành mua một ngân hàng cần đánh giá vị trí giao dịch chứng khoán và các hệ thống quản lý tiền mặt của ngân hàng này .

Tuy thẩm định chi tiết cho phép các công ty mua tiềm năng rà soát lại những "lỗ đen" có thể có, nhưng mục đích của nó không chỉ dừng lại ởđây. Thẩm định chi tiết giúp tìm kiếm những cơ hội để hiện thực hoá khả năng mở rộng công ty thông qua việc hỗ trợ

các nguồn lực và năng lực của công ty mua và công ty được mua, xác định lợi ích từ việc kết hợp hai công ty và lên kế hoạch hội nhập hậu sáp nhập. Là một quá trình hiệu quả và cần được bắt đầu từ những giai đoạn đầu tiên của cuộc giao dịch, thẩm định chi tiết không chỉ giúp một công ty lựa chọn được mục tiêu phù hợp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh dài hạn và tăng tài sản cho các cổđông; hơn thế nữa nó còn giúp công ty mua xác

định được một mức giá hợp lý cho công ty bán. Một quá trình thẩm định chi tiết được quản lý tốt sẽ giúp các công ty nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, phát triển các "bí quyết" bí mật công nghệ trong nội bộ và có khả năng phát triển tốt hơn qua giao dịch M&A.

Tình báo doanh nghiệp là trái tim của thẩm định chi tiết. Từ các thông tin chắc lọc từ nguồn chính xác, tình báo doanh nghiệp mang lại cho các nhà điều hành công ty thông tin đầy đủ, cho phép họ đưa ra những quyết định phù hợp và lên kế hoạch cho sự phát

triển trong tương lai. Tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình M&A đều không thể coi nhẹ vai trò của thông tin, chúng giúp các công ty hoạch định chiến lược, lên kế hoạch mua lại, xây dựng chiến thuật giao dịch, đàm phán và thực hiện các kế hoạch hậu sáp nhập.

Một phần của tài liệu Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)