4. Các Quy Trình Cần Thiết Cho Một Giao Dịch M&A Và Xu Hướng Sáp nhập, Mua Lại Của Các Ngân Hàng Thương
4.4.2. Xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong tương la
trong tương lai
Đến cuối năm 2010, tất cả các tổ chức tín dụng phải nâng vốn điều lệ của mình lên tối thiểu là 3000 tỷ đồng, trong bối cảnh hiện nay việc huy động vốn để đạt được yêu cầu này là không dễ dàng, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ, vốn điều lệ khoảng 1000 tỷ đồng. Cho nên việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng với nhau và với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Bởi thế nên ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư số 04 ngày 11-02-2010 để tạo khung pháp cho việc sáp nhập, mua lại này. Có thể nói, ngân hàng Nhà nước đang muốn cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, loại bỏ bớt các ngân hàng có quy mô nhỏ làm rối thị trường. So với các nước trong khu vực, thì nước ta có số lượng ngân hàng tương đối lớn nhưng quy mô thì nhỏ. Hơn nữa, cuối năm nay nước ta phải mở cửa ngành tài chính ngân hàng , do đó sức ép cạnh tranh sẽ là rất lớn và nếu không cơ cấu lại ngành ngân hàng Việt Nam thì rất có thể
các ngân hàng nhỏ sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thôn tính.
Trong tương lai gần, các ngân hàng Việt Nam cần phải đứng vững trên thị trường nội
địa, để làm được điều đó các ngân hàng cần phải sáp nhập, mua lại để hướng đến các
định chế tài chính vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, có thể
mại phải thực hiện. Để làm được điều này thì bản thân các ngân hàng thương mại phải nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính mới có thể thực hiện các vụ sáp nhập, mua lại và mới có đủ tiềm lực để hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng.
Những việc cấp bách phải thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng: Tăng quy mô vốn điều lệ, vốn tự có từ nguồn lợi nhuận để lại, từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu …
Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
Đẩy mạnh huy động vốn
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và marketing, chính sách chăm sóc khách hàng
Nâng cao trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và trình độ quản lý
Trong tương lai xa hơn nữa, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cần phải có tham vọng vươn ra thị trường thế giới, giống như các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào nước ta hiện nay, thông qua con đường sáp nhập và mua lại các ngân hàng nước ngoài.
Để làm được điều đó, chúng ta cần xây dựng các tập đoàn ngân hàng tiên phong đủ
mạnh thông qua sáp nhập, mua lại các ngân hàng nội địa trên cơ sở các ngân hàng lớn như: Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Sacombank - Việt Nam,Ngân hàng Eximbank -Việt Nam, Ngân hàng Á Châu... để
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài . Do đó, một lần nữa M&A lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam.
KẾT LUẬN
Có thể nói , mua lại và sáp nhập ngân hàng là con đường tất yếu cho sự phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai, kinh nghiệm từ sự thành công của các ngân hàng châu Âu có thể là bài học hữu ích cho các ngân hàng Việt Nam. Để có thể thành công trong các thương vụ sáp nhập, mua lại thì các ngân hàng cần có một chiến lược rõ ràng trong sự phát triển của mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống tình báo ngân hàng mang đặc trưng của mình để có thể phản ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi của môi trường xung quanh. Với hệ thống này, các ngân hàng có thể dễ dàng trong các công tác thẩm định của một thương vụ sáp nhập, mua lại . Bài viết này cũng nêu ra một khuôn mẫu các bước , các giai đoạn cần làm trong một thương vụ sáp nhập , mua lại và các bước này được rút kết từ các thương vụ sáp nhập , mua lại trên thế giới do đó các ngân hàng Việt Nam có thể tham khảo trong các thương vụ M&A của mình.
Bài viết này cũng mang một vài hạn chế như: các thương vụ M&A ngân hàng ở Việt Nam còn quá ít cho nên việc rút kinh nghiệm từ các thương vụ này hầu như là không có, chúng ta chỉ có thể rút kinh nghiệm từ các thương vụ M&A của các ngân hàng nước ngoài. Mà chúng ta biết rằng, mỗi thương vụ dều có những đặc diểm hết sức khác nhau, không có thương vụ nào giống thương vụ nào cả. Bên cạnh đó, luật pháp về M&A của mỗi nước cũng có sự khác nhau, môi tường, văn hóa... cũng có những khác biệt đáng kể. Do đó, các ngân hàng Việt Nam cần vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo.
Qua bài viết này, chúng ta có thể mở rộng thêm các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: Nghiên cứu về sự thành công của các ngân hàng trên thế giới sau sáp nhập và mua lại; hoặc nghiên cứu về M&A ngân hàng dưới góc độ như một đầu tư trực tiếp ra nước ngoài...