• NHCT thực hiện các nghiên cứu để đề xuất với NHNN bổ sung, hoàn thiện quy chế cho vay và các quy định khác tạo điều kiện cho các DNVVN nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung dễ dàng tiếp cận được vốn vay Ngân hàng.
• Cần sớm hoàn thiện quy trình cho vay đối với DNVVN theo hướng đơn giản, khoa học, để có thể đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu vốn của các DNVVN và các đối tượng khác.
• Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng hơn nữa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ đối với công tác quản trị rủi ro, nhất là đối với các khâu thẩm định, phân tích và đánh giá các dự án lớn.
• Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, những vi phạm trong quá trình cho vay,trong quy trình tín dụng, góp phần hạn chế rủi ro, tổn thất cho Ngân hàng.
• Xây dựng và hoàn thiện bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhập thông tin tín dụng nhiều chiều tại chi nhánh cấp I hoặc theo từng khu vực. Bộ phận này sẽ trực tiếp tiếp nhận và xử lý các thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng. Qua đó sớm đưa ra được các cảnh báo về rủi ro tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin.
Kết Luận
Với những gì mà nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Xuân, em thực sự thấy rằng việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và Doanh nghiệp nói chung là vô cùng cần thiết đối với mỗi Ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng và với mỗi nền kinh tế. Cho vay DNVVN góp phần đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá danh mục đầu tư của Ngân hàng, giúp Ngân hàng nâng cao doanh số cho vay, tăng thu nhập và cải thiện hiệu quả cho vay.
Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Xuân trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện đa dạng hoá khách hàng, đặc biệt chú trọng đến đối tượng cho vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đã đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, Ngân hàng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía. Để tháo gỡ, giải quyết được vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Ngân hàng, các cơ quan hữu quan và các DNVVN với nhau, có như vậy hoạt động cho vay của Ngân hàng mới đạt được hiệu quả cao, kích thích sự phát
triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
Vì kiến thức còn hạn chế và thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các cán bộ tín dụng tại chi nhánh để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1>. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học KTQD.
2>. Peter S.rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 3>. Federic S.Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
4>. PGS.TS. Lưu Thị Hương, giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.
5>. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài, giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ. 6>. Tạp chí Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
7>. QĐ 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8>. QĐ 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 và QĐ 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001.
9>. Nghị định số 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2001
11>. Báo cáo Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Xuân từ năm 2007 đến năm 2009.
12>. Báo cáo tổng hợ Dư nợ từ 2007- 2009 phòng Khách hàng Số 1. 13>. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 14>. Một số Website :
Tổng cục thống kê : www.gso.com.vn NHNN Việt Nam : www.sbv.vn