Doanh số thu nợ là một trong những tiêu chí quan trọng thể hiện khả năng thu hồi vốn của một Ngân hàng tốt hay kém, còn có những hạn chế gì trong quá trình cho vay.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số tiền Số tiền Số tiềnChênh lệch% Số tiền Số tiềnChênh lệch% Doanh số thu
nợ 890,05 1.551,3 661,25 74,3 1.348,3 -203
-13, 1
Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ từ 2007 – 2009 phòng Khách hàng Số 1
917890.05 1397.781551.31490 1348.3 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 T ỷ đ ồn g 2007 2008 2009 Năm
Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ DNVVN tại Chi nhánh qua các năm
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ
Qua biểu đồ trên, có thể thấy rằng Doanh số thu nợ của Chi nhánh rất tốt, đặc biệt là năm 2008. Doanh số thu nợ DNVVN trong năm 2008 tại NHCT chi nhánh Thanh Xuân tăng 661,25 tỷ đồng so với năm 2007 (tương ứng 74,3%), cho thấy công tác thu nợ tốt và cao của Ngân hàng khi doanh số cho vay cũng tăng lên. Nhưng bước sang năm 2009. khi nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, các DNVVN tại Việt nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng, nên doanh số thu nợ của Chi nhánh giảm 203 tỷ đồng (tương ứng 13,1%) so với năm 2008. Một tỷ lệ không quá cao nếu so với những khó khăn mà DNVVN và Chi nhánh phải trải qua.
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ đối với DNVVN
Chỉ tiêu VND2007USD VND2008USD VND2009USD
DSTN ngắn hạn 170,35 603,99 320,19 1.013,93 266,7 892,846
DSTN trung hạn 89,005 0 55,847 83,770 60,674 74,156
DSTN dài hạn 26,705 0 31,026 46,539 53,932 0
Tổng quy đổi 890,05 1.551,3 1.348,3
Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ từ 2007 – 2009 phòng Khách hàng Số 1
Nhìn vào bảng 2.7, có thể thấy rằng sự tăng lên của doanh số thu nợ chủ yếu là do doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên, từ 774,34 tỷ đồng (bao gồm cả VND và USD quy đổi ra VND) năm 2007 lên 1.334,12 tỷ đồng năm 2008, tăng 559,78 tỷ đồng (tương ứng 72,3%), và giảm xuống chỉ còn 1.159,546 tỷ đồng năm 2009, giảm 13,08%. Doanh số thu nợ trung hạn từ 2008, 2009 đều tăng lên so với năm 2007. Năm 2008, doanh số thu nợ trung hạn tăng 50,612 tỷ đồng ( 56,9%), nhưng đến 2009 giảm 4,787 tỷ đồng so với năm 2008. Trong khi đó, doanh số thu nợ bằng USD(quy đổi ra VND) tăng liên tục và luôn chiếm trên 76% tổng doanh số thu nợ, điều này cho thấy các khách hàng của Ngân hàng đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện chủ yếu để nhập khẩu hàng hoá, máy móc từ nước ngoài nhằm hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường.
Cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra hàng năm, sự theo dõi sát sao và chỉ đạo kịp thời của ban giám đốc, của Ngân hàng Công thương Việt nam nên doanh số thu nợ không ngừng được cải thiện qua các năm, khắc phục những khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009.