Định hướng phát triển của Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn (Trang 54 - 57)

Chương 3:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn

3.1 Định hướng phát triển của Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn

Trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình được sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn có những biện pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu về đầu tư cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt kịp trình độ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cần phải được thực hiện theo các mục tiêu như sau:

- Trong định hướng cho hoạt động tín dụng - ngân hàng, Nghị quyết Đại hội IX chỉ rõ: “Thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc của thị trường. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ chính chuyển đối của đồng tiền Việt Nam”.

“Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng, ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, chú trọng khu vực công nghiệp, nông thôn.

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đẩy đủ hơn các thiết chế mà chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường các định chế pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xẩy ra đổ vỡ tín dụng.

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, phân biệt chức năng của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước, chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng thương mại trong kinh doanh. Giúp đỡ và thúc đẩy các tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ, có khả năng cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo cam kết của nước ta với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp Nhà nước, xắp xếp lại các ngân hàng cổ phẩn, xử lý các ngân hàng yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và bảo đảm an toàn”.

- Về nguồn vốn: Tiếp tục sử dụng các hình thức, biện pháp năng động, phù hợp để duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của những năm tiếp theo.Sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút vốn ngoại tệ thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đặc biệt là nguồn tiền gửi trung và dài hạn.

- Về đầu tư : Lựa chọn cho vay những dự án vốn vay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta từ nay đến năm 2010 đối với các ngành kinh tế, vùng kinh tế phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp trên cơ sở định kỳ hạn nợ, thời hạn vay hợp lý theo đó:

Khi xét duyệt các dự án đầu tư giành vốn tín dụng trung và dài hạn ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, nhằm giúp cho các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sẵn có, cho vay các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, nhất là những dự án nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, lao động trẻ có trình độ…

Tập trung vốn cho các dự án thuộc vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, phục vụ cho quá trình công nghiệp- hoá hiện đại hoá đất nước. Khuyến khích các dự án phát triển công nghệ chế biến nông lâm, thuỷ sản… theo công nghệ tiên tiến, tạo ra hàng hoá chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư đối với các DNNN, tăng tỷ trọng đầu tư đối với các DNNQD một cách hợp lý nhằm hạn chế và phân tán rủi ro.

- Nâng cao chất lượng vốn tín dụng trung và dài hạn, làm lành mạnh hoá dư nợ tín dụng trung và dài hạn từng bước dứt điểm xử lý nợ tồn đọng, nợ không có khả năng thu hồi từ nguồn dự phòng tăng cường các biện pháp giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng, kiên quyết xử lý đối với những trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu không an toàn và kinh doanh không có hiệu quả. Do vậy, cần tập trung lựa chọn, đánh giá chính xác về từng khách hàng để có giải pháp xử lý phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy trình tín dụng, thực hiện kiểm tra tất cả các đơn vị vay vốn nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn (Trang 54 - 57)