Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn (Trang 62 - 65)

Chương 3:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn

3.3.3. Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

+ Cần Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, cung cấp thông tin tín dụng cho các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiều khả năng so với các chi nhánh của mình trong việc thu thập, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng. Ngân hàng Công thương Việt Nam cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.

+ Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống, Ngân hàng Công thương Việt Nam cần quan tâm bồi dưỡng không chỉ những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh mà còn cần phải tăng cường mở rộng việc đào tạo kiến thức và trình độ chuyên môn cho các cán bộ. Có thể áp dụng nhiều loại hình đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ, đồng thời cung cấp đầy đủ các tài liệu văn bản pháp quy, các cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng…cho các chi nhánh để cán bộ các chi nhánh tự học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn.

+Thực hiện chủ trương mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc thực hiện các hình thức bảo đảm tiền vay. Xoá bỏ hình thức tín chấp như hiện nay trong quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhà nước.

- Nghiên cứu và chấp nhận các bảo lãnh khác để bảo đảm cho khoản vay của doanh nghiệp nhà nước như bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh bằng các thư tín dụng không huỷ ngang.

- Tích cực và chủ động giúp doanh nghiệp tìm kiếm các dự án khả thi và các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Tư vấn cho khách hàng hồ sơ, tính khả thi các thủ tục cần có. Đây là một nghiệp vụ hoàn toàn mới mẻ mà bất cứ một Ngân hàng nước ngoài hiện đại nào cũng có Việt Nam chưa có. Tư vấn kinh doanh giúp nhà Ngân hàng và doanh nghiệp hiểu nhau hơn nữa, Ngân hàng thực sự trở thành bạn đồng hành của doanh nghiệp.

- Mở rộng cho vay đồng tài trợ đối với dự án đòi hỏi vốn lớn, thời gian thực hiện dài để không bị bế tắc khi dự án vượt mước tối đa một Ngân hàng có thể cho một khách hàng vay và đồng thời Ngân hàng thực sự trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp.

- Tăng cường đào tạo cán bộ Ngân hàng. Đặc biệt là khả năng thẩm định dự án đầu tư để xét duyệt các phương án xin vay mang lại hiệu quả cao. Đồng thời là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống quan liêu, tham nhũng trong ngành Ngân hàng. Kiên quyết xử lý những cán bộ có biểu hiện tiêu cực.

Kết Luận

Nền kinh tế nước ta đang chuyển biến đi lên từng ngày đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại phải không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế đó. Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng của các Ngân hàng Thương mại là vấn đề mang tính chất chiến lược và lâu dài. Vấn đề này không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với từng Ngân hàng Thương mại mà nó còn có ý nghĩa đối với cả hệ thống ngân hàng cũng như trong sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, để giải quyết được vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cần có sự nỗ lực của mỗi người và của tập thể ngân hàng.

Qua nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Từ Sơn ta thấy do ngân hàng mới thành lập nên tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay cũng như trong dư nợ.Để tăng hiệu quả và mở rộng tín dụng trung và dài hạn thì chi nhánh cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường và từng dự án có hiệu quả kinh tế cao,khả năng tài chính cao,….Chi nhánh cần phải tăng hoạt động cho vay trung và dài hạn vì đây là một lĩnh vực có khả năng sinh lời cao tuy nhiên chi nhánh cần giám sát trong quá trình cho vay và thu nợ để từ đó có thể mở rộng tín dụng song song với định lượng rủi ro một cách chính xác.Có chính sách thu hút khách hang hợp lý để thu hút được nhiều vốn,mở rộng quan hệ cho vay đảm bảo cho vay đúng hướng đúng mục đích có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế xã hội giảm thiểu rủi ro phát sinh.Bên cạnh đó cần phải lien tục nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để đảm bảo làm việc có hiệu quả cùng với việc tăng doanh số cho vay trung và dài hạn.

Để góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá-hiện đại hoá của đất nước thì các ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương Từ Sơn nói riêng cần có sự đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt hơn nữa để phát triển và tận dụng thời cơ một cách triệt để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Chi nhánh ngân hàng công thương Từ Sơn đã và đang góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn (Trang 62 - 65)