CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 46 - 47)

II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần đây 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh

CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

I.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay và những hạn chế.

1.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

Luật các TCTD ra đời đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Luật các TCTD tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động của các TCTD, trên cơ sở những quy định của Luật các TCTD, NHNN đã xây dựng và ban hành những quy định liên quan đến bảo lãnh ngân hàng nhằm tạo ra môi trương pháp lý đầy đủ về hoạt động của các TCTD tại Việt Nam. Công tác thanh tra hiện nay chủ yếu là đánh giá sự tuân thủ của các TCTD đối với các quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở thanh tra kiểm tra đã yêu cầu các TCTD kịp thời chỉnh sửa, khắc phục những tồn tại, vi phạm và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ để ngăn chặn và giảm thiểu rủi do trong quá trình hoạt động.Luật và các văn bản hướng dẫn Luật Các TCTD đã tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao công tác quản trị đối với TCTD của mình, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, từng bước tiếp cận dần với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế [38]. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 và đầu năm 2009 nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 14/2009/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 01 năm 2009 về quy chế quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại và Quyết định số 60/2009/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/ QĐ – TTg. Theo đó thì các doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng và sử dụng 500 lao động sẽ được vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và bên nhận bảo lãnh là các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Như vậy các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn theo Quyết định này thì sẽ tuân theo pháp luật dân sự và chủ yếu là quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc NHNN. Các quy định của quy chế cũng đã khá cụ thể giúp

38[[]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “ Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật các tổ chức tín dụng”, Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2009. ngày 15 tháng 9 năm 2009.

ngân hàng và khách hàng có nhu cầu có thể thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng một cách thuận lợi.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w