Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 52 - 53)

II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần đây 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh

2. Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.

2.4. Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm chưa hợp lý.

Kể từ khi Nghị định số 08/2000/NĐ-CP Ngày 10 tháng 03 năm 2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực thi hành (ngày 25/3/2000) thì hợp đồng thế chấp, cầm cố đối với một số tài sản nhất định không còn hiệu lực kể từ ngày ký như trước đây nữa mà có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ có giá trị trong vòng 5 năm, trừ trường hợp các bên có yêu cầu xóa đăng ký trước thời hạn hoặc có đăng ký gia hạn. Thời hạn của mỗi lần đăng ký gia hạn cũng chỉ là 5 năm (Điều 13). Việc quy định thời hạn có hiệu lực pháp lý chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của các NHTM, sẽ dẫn đến NHTM gặp nhiều nguy cơ rủi ro. Bởi vì, trên thực tế tồn tại không ít khách hàng không trả được nợ ngân hàng khi đến hạn. Vì vậy trong nhiều trường hợp, công việc thu hồi nợ của ngân hàng đang tiến hành thì thời hạn của hiệu lực hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản đã hết. Khi đó giao dịch bảo đảm sẽ hết giá trị pháp lý và khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản sẽ trở thành khoản nợ không có bảo đảm. Trường hợp này, nếu có tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản đó thì cơ quan pháp luật sẽ không xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật vì hiệu

lực của hợp đồng đã hết. Giao dịch chỉ tiếp tục được đảm bảo nếu được gia hạn để duy trì hiệu lực.

Hiện nay, đã có quy định về việc đăng ký tài sản, những nhìn chung việc thực hiện chưa được triệt để và rộng khắp. Nguyên nhân là do trong thực tế khách quan, có rất nhiều loại tài sản không thực hiện đúng các trình tự, thủ tục và không có đầy đủ các giấy tờ cần thiết nên việc đăng ký chứng nhận quyền sở hữu là rất khó. Đặc biệt là các bất động sản ở nông thôn, rất nhiều hộ gia đình làm nhà tự phát mà không có bất kỳ một giấy tờ nào. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng khi chấp nhận các tài sản này làm tài sản đảm bảo cho giao dịch.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 52 - 53)