thời gian tới
1.Dự báo nhu cầu điện Thành phố Hà Nội
Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản và lâu dài là xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu về kinh tế, vững về chính trị, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc an ninh- quốc phòng vững mạnh.
Phù hợp với bản điều chỉnh, quy hoạch tổng thể Thủ đô được thiết lập đến năm 2020 đã phác thảo lên hình ảnh Hà Nội của thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Mục tiêu tổng quát: Phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng; đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đảm bảo đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2020. Dự báo nhu cầu phụ tải Thành phố như sau:
- Năm 2005: Điện thương phẩm đạt 4,7-4,9 tỷ KWh, công suất đạt 985- 1.020 MW. Tốc độ tăng trưởng điện giai đoạn 2000- 2005 là 15,7- 16,4 %/ năm. Bình quân đầu người đạt 1.633 KWh/ng/năm. - Năm 2010: Dự báo điện thương phẩm đạt 7,9- 8,4 tỷ KWh, công suất
tối đa đạt 1.610- 1.720 MW. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 10,9- 11,5%/ năm. Bình quân đầu người đạt 2.625KWh/ng/năm.
- Năm 2020: Định hướng điện thương phẩm đạt 17,9- 20,8tỷ KWh, công suất tối đa đạt 3.610- 4.193 MW. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2020 là 8,5- 9,5%/ năm. Bình quân đầu người đạt 4.160 KWh/ ng/năm.
2. Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án trong giai đoạn tới.
Nội là nền tảng cơ bản cho mọi hoạt động của các ngành khác và cung cấp điện cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Do đó việc phát triển mạng lưới điện Thủ đô Hà Nội là một hoạt động vô cùng cần thiết. Nhất là khi trong những năm tới Hà Nội với sự xuất hiện của hàng loạt các nhà máy thì các nhu cầu về các công trình trạm và đường dây điện ở Hà Nội ngày càng tăng. Đây là những công trình góp phần tạo ổn định điện và năng cao chất lượng điện ở những nơi có công trình đi qua.
Với sự phát triển không ngừng nhu cầu sử dụng điện nên trong thời gian tới nhiệm vụ của BQLDA ngày càng nặng nề. BQLDA cần đặt ra một phương hướng, một chiến lược cơ bản trong các hoạt động của mình như sau:
- Tiếp tục thực hiện đẩy nhanh công tác thanh quyết toán A - B; quyết toán vốn các dự án đã hoàn thành trong năm 2003 trong quý I / 2004. - Lập quyết toán vốn các gói thầu của dự án ADB xong trong quý II /
2004.
- Hoàn thành đóng điện các dự án dở dang của năm 2003 trong quý I / 2004.
- Triển khai thực hiện kế hoạch năm 2004 đúng tiến độ, chất lượng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty trong đó cần chú trọng một số công việc.
- Thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho các dự án củng cố lưới điện 110KV.
- Làm các thủ tục xin cấp đất cho trạm 110KV Linh Đàm, Nhánh rẽ 110 KV Thanh Xuân, cầu Diễn.
- Triển khai thi công các công trình lưới điện trung hạ thế đúng tiến độ theo kế hoạch.
Tiếp tục phát huy những thành tích mà BQLDA đã đạt được trong thời gian vừa qua, tìm và khắc phục những tồn tại để công tác quản lý ngày càng mang lại hiệu quả cao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao.
Tất cả các giai đoạn của dự án, đặc biệt là công tác tổ chức đấu thầu cần phải lập kế hoạch về thời gian và chi phí một cách chính xác và chi tiết, sau đó cần trình phê duyệt lên các cấp có thẩm quyền đầy đủ và nhanh chóng.
Phải thực hiện công tác kiểm tra, giám định các tổ chức tư vấn, các Nhà thầu thông qua các hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Dựa trên kế hoạch này và các tài liệu liên quan đến dự án, đặc biệt là báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán BQLDA cần tiến hành kiểm tra giám sát chặt chẽ từng khâu, từng công việc cụ thể. Sau khi giám định xong thì cần có biên bản nghiệm thu công trình đầy đủ.
Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, chuyên môn các cán bộ công nhân viên trong BQLDA để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý dự án, đặc biệt là công tác tổ chức đấu thầu và có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các công trình điện trong thời gian tới.
Thực hiện công tác cập nhật thông tin thường xuyên, đặc biệt là thông tin về sự bổ sung trong các chính sách, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, giá cả các nguyên vật liệu có sử dụng trong công trình hay thông tin về các Nhà thầu trong nước và nước ngoài. Từ đó tìm ra các phương pháp quản lý mới phù hợp và có hiệu hơn trước.