Những tồn tại

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .doc (Trang 48 - 50)

y tế nông thôn:

2.3.2.1 Những tồn tại

Việc đào tạo và đào tạo liên tục cho các bộ y tế xã mặc dù đã có nhiều cố gắng, các địa phương đã chú trọng đến việc đào tạo và phân bổ các bộ về làm việc tại các xã theo các chức danh chuyên môn để đáp ứng như cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân; tuy nhiên do điều kiện kinh tế, cơ chế chính sách nên nhiều cán bộ không được đào tạo liên tục để bổ sung kiến thức. Do đó, việc đầu tư cho đào tạo liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế xã là cần thiết

Tuy nhiên, mức chi NSNN cho y tế nước ta thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Singapore.Tổ chức Y tế thế giới đã xếp Việt Nam đứng thứ 187/191 nước thành viên khi xét về "tỷ trọng chi cho y tế từ nguồn tài chính công". Định mức phân bổ NS chi thường xuyên theo đầu dân kết hợp với hệ số vùng còn rất thấp dẫn đến kinh phí cấp theo giường bệnh thấp. Có nơi NSNN cấp hàng năm cho 1 giường bệnh tuyến tỉnh chỉ đạt 16-17 triệu đồng/giường/năm trong khi để duy trì hoạt động tối thiểu phục vụ cho một

giường bệnh là 20-25 triệu đồng/giường/năm. Nhiều bệnh viện hiện nay chỉ có đủ kinh phí chi trả tiền lương và phụ cấp lương cho cán bộ bệnh viện, không còn kinh phí để chi hoạt động và mua thuốc, vật tư. Bên cạnh đó, mức thu viện phí thấp và chưa đủ chi phí nên dẫn đến tình trạng nợ tiền thuốc, tiền trực, tiền công tác phí.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân, mạng lưới y tế cơ sở hiện nay vẫn còn nhiều mặt yếu. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, ngân sách y tế hạn hẹp, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động luôn là khó khăn lớn. Hiện vẫn còn gần 200 xã chưa có TYT; 3.600 xã chỉ mới làm được nhà tạm. Một số nơi đã đầu tư xây dựng kiên cố, song luôn bị thiên tai, bão lũ xâm hại. (Riêng bão số 9 vừa qua đổ bộ vào miền trung đã gây thiệt hại hơn 500 TYT xã/20% tổng số; có những nơi bị sụp đổ hoàn toàn). Trang, thiết bị đại bộ phận còn rất thô sơ. Kinh phí hoạt động eo hẹp. Những yếu kém, thiếu thốn ấy càng trầm trọng thêm khi chính đội ngũ cán bộ y tế cơ sở cũng vừa thiếu vừa yếu. Nói thành tích 2/3 số xã có bác sĩ, cũng là thừa nhận thực trạng 1/3 hay trên 3.000 xã chưa có bác sĩ. Chưa kể sự không ít bác sĩ bỏ nhiệm sở khó khăn chuyển đến những nơi làm việc có thu nhập cao và thuận lợi hơn. Tính theo "chuẩn" của Thông tư Liên bộ Y tế-Nội vụ (Thông tư 08/2007/TTLB/BYT-BNV), hiện trạng nhân lực y tế công lập tuyến cơ sở vẫn còn thiếu 30%; một số vùng thiếu nghiêm trọng như: Đông Nam Bộ thiếu 50%; Đồng bằng sông Cửu Long thiếu 47%; Duyên hải Nam Trung Bộ thiếu 43%; Tây Nguyên thiếu 32% . Không chỉ thiếu về số lượng, yếu tố chất lượng cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Theo một điều tra chuyên môn, 4/5 số bác sĩ tuyến xã có những vấn đề chuyên môn cần được bổ túc cập nhật. Tập huấn cán bộ y tế xã mới thực hiện được 70%.; tập huấn cán bộ y tế thôn bản mới thực hiện được 50%. Một số nơi được cấp trang, thiết bị mới, hiện đại, song trình độ người sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả của trang, thiết bị, thậm chí để xuống cấp, hư hỏng. Khâu đào tạo năng lực quản lý, điều hành hầu như bị bỏ trống. Số đông cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý ít được trang bị tri thức và các kỹ năng quản lý để tổ chức, phát huy các nguồn lực sẵn có và có thể có

Thực tế hiện nay, chế độ phụ cấp thường trực dành cho cán bộ y tế tuyến xã rất thấp (10.000 đồng/người/phiên trực), ngoài ra không có các khoản thu nhập thêm nào khác. Trong khi đó, các bác sĩ đang công tác tại các trung tâm y tế cấp huyện, thành phố trở lên có phụ cấp trực cao hơn, lại có thêm thu nhập ngoài lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp khác… Tiền hỗ trợ cho 1 chương trình y tế kiêm nhiệm thêm chẳng đáng là bao, chỉ

từ 50.000 - 100.000 đồng/1 người/tháng/ tùy chương trình. Thậm chí có những chương trình không hề có thù lao

Việc thực thi các chính sách tài chính y tế ở các địa phương rất khác nhau. Ngành Y tế địa phương không được tham gia nhiều vào việc phân bổ và điều hành NS địa phương nên việc phân bổ còn chưa phù hợp với nhu cầu và hoạt động chuyên môn. Việc phân cấp giao cho UBND trình HĐND ban hành định mức phân bổ, quyết định phân bổ NS sự nghiệp y tế ở địa phương đã dẫn đến có nơi phân bổ NS cho các cơ sở y tế chưa đủ định mức quy định.

Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh phân bổ chưa hợp lý, tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện tuyến trên khá nặng nề. Có nơi một tỉnh miền núi có 8 bệnh viện chuyên khoa lẫn đa khoa, trong khi tỉnh khác chỉ có duy nhất một bệnh viện đa khoa và chỉ đạt bình quân 9,3 giường bệnh/10.000 dân (mức bình quân chung cả nước là 16 giường/10.000 dân). Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng rất thiếu, không đồng bộ và cũ. Tình trạng cơ sở vật chất của tuyến Trung ương có khá hơn nhưng không phải đã có thể yên tâm trong khi đầu tư NS dành cho tuyến Trung ương đều cao hơn hẳn so với tuyến tỉnh. Theo cơ chế thu phí và dịch vụ như hiện nay ở các bệnh viện, mọi người đều có thể đến khám chữa bệnh bất kỳ cơ sở y tế nào từ tuyến trung ương đến địa phương và trả viện phí theo mức giá khác nhau đã góp phần biến các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh thành các "trạm xá", "nhà hộ sinh" làm nặng nề thêm sự quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Thêm vào đó, ngành y tế nước ta cũng đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức như sự phát triển chưa đồng đều ở mỗi cấp, mỗi vùng, miền. Việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân chưa đảm bảo. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay, một bộ phận thầy thuốc còn có biểu hiện nhũng nhiễu đối với người bệnh, quên đi sự nghiệp lớn là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .doc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w