Các mục tiêu của nhà nước trong đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .doc (Trang 53 - 55)

y tế nông thôn:

3.1.1 Các mục tiêu của nhà nước trong đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn

bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2020

Mục tiêu chung của kế hoạch do nhà nước đề ra là nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và khám chữa bệnh, thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm thiểu tỉ lệ sinh đẻ ở nông thôn; đồng thời từng bước nâng cao công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình Quốc gia về nông thôn mới.

Định hướng của kế hoạch:

Chỉ tiêu sức khỏe đạt được vào năm 2010: Tuổi thọ trung bình 71 tuổi

Tủ suất chết mẹ giảm xuống 70/100.000 trẻ đẻ ra sống Tỉ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi thấp dưới 25% trẻ đẻ ra sống Tỉ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi hạ xuống dưới 32%

Tỉ lệ trẻ mới đẻ nhẹ cân dưới 2500kg thấp dưới 6%

Tỉ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 20%

Chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,60m trở lên (nam 1,65m ; nữ 1,55m) Có 4,5 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học cho 10.000 dân

Giảm tỉ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV/AIDS.

Phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng.

Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK, đặc biệt là dịch vụ KCB. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế. Phát triển KHKT y học đưa ngành y tế nước ta ngang bằng với các nước khác trong khu vực.

(Nguồn: Chiến lược CSBVSKND giai đoạn 2001 - 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 35/2001/ QĐ - TTg ngày 19/3/2001)

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cần phải thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

• Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đảm bảo trên 90% trung tâm y tế huyện đạt tiêu chuẩn theo quy định; trên 90% bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn từ hạng III trở lên; trên 90% trạm y tế xã được kiên cố hóa, có đủ hạng mục về cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn uốc gia về y tế xã, phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền khác nhau.

• Đảm bảo trên 90% trạm y tế xã được đầu tư, cung cấp trang thiết bị y tế theo danh mục, phù hợp với năng lực, nhu cầu phục vụ cho hoạt động khám, chữa bệnh, phòng bệnh và có tủ sách để phục vụ cho các công tác chuyên môn của các cán bộ y tế.

• Đảm bảo trên 90% các bộ y tế làm việc tại trạm y tế được đào tạo nâng cao năng lực quản lí, chuyên môn ít nhất 2 lần/năm; trên 90% thôn, bản có ít nhất 01 nhân viên y tế thôn bản có trình độ sơ học trở lên hoạt động và được trang bị túi dụng cụ, gói đỡ đẽ sạch.

• Kiện toàn mô hình tổ chức các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị y tế tuyến huyện; đồng thời phải hoàn thiên cơ chế quản lí và chế độ chính sách với cán bộ y tế làm việc tại các sở y tế ở trên các tuyến huyện, tuyến y tế xã và tuyến y tế thôn bàn.

Thời gian thực hiện đề án và phân kì đầu tư thành hai giai đoạn:

• Giai đoạn 1 từ 2010-2015 xây mới, nâng cấp sửa chữa các cơ sở trạm y tế, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ y tế xã, đào tạo nhân viên y tế thôn, bản và cung cấp trang thiết bị; ưu tiên cac xã cùng núi, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Đầu tư theo hình thức cuốn chiếu (xây lắp, đào tạo, cung cấp trang thiết bị) để có thể khai thác tối ưu nguồn vốn.

• Giai đoạn 2 từ 2016-2020: tiếp tục nâng cấp, sửa chữa cơ sở nhà trạm và cung cáp thiết bị y tế cho các trạm y tế xã còn lại.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .doc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w