Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Cục Đầu tư nước ngoài, công tác quản lý và các hoạt động liên quan của Cục Đầu tư nước ngoài .doc (Trang 42 - 47)

4. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Cục đầu tư nước ngoà

4.2 Đánh giá chung

a. Các kết quả đã đạt được:

- Công tác tổng hợp thông tin: do tính chất của thông tin mà cục đầu tư nước ngoài phải thu thập và tổng hợp là những thông tin vĩ mô của từng ngành, địa phương, của cả nền kinh tế. Chình vì thế khối lượng thông tin phải tổng hợp là rất lớn và yêu cầu có mức độ chính xác cao. Từ khi thành lập Cục đã hoàn thành tốt chức năng này của mình. Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi phòng Tổng hợp và Thông tin được

thành lập ( tách ra từ phòng Tổng hợp chính sách) chức năng này đã được phân hóa và thực hiện tỉ mỷ hơn. Hiện nay, ngoài chức năng tổng hợp các thông tinh kinh tế liên quan đến đầu tư nước ngoài, cục cũng duy trì một trang Web vừa có chức năng cung cấp các thông tin về Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; Quản lý nhà nước và các mô hình hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư; tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài; thủ tục và chính sách đầu tư; hệ thống văn bản chính sách pháp luật liên quan; cơ hội đầu tư tại Việt Nam; tin tức và sự kiện liên quan đến đầu tư. Đây cũng chính là cầu nối gắn kết giữa các nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có thể giải đáp thắc mắc với những vấn đề có liên quan, tìm hiểu những thông tin cơ hội đầu tư có giá trị và hiểu biết sâu sắc hơn về các văn bản pháp luật có liên quan.

- Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đầu tư nước ngoài, xây dựng luật pháp chính sách: đối với cục đầu tư nước ngoài, công tác liên quan đến kế hoạch và chính sách – luật pháp luôn là công tác trọng tâm. Những kết quả đạt được cho thấy cục đầu tư nước ngoài đã có nhiều cố gắng và những kết quả đạt được được đánh giá cao. Tuy công việc gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều sự thay đổi về chính sách kinh tế xã hội chung cũng như sự ra đời mới, sửa đổi bổ sung của nhiều bộ luật, nhìn chung Cục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công cuộc định hướng, xây dựng những kế hoạch, chủ trì xây dựng và đề xuất thay đổi bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

- Quản lý nhà nước đầu tư nước ngoài. Việc ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp mới và hệ thống văn bản dưới luật về đầu tư đã làm thay đổi chức năng nhiệm vụ của Bộ đối với việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, qua đó tác động trực tiếp đến chức năng nhiệm vụ của cục đầu tư nước ngoài được quy định trong quyết định số 523/QĐ-BKH ngày 31/7/2003. Mặc dù trong thời gian qua, chức năng nhiệm vụ của cục có những biến đổi nhất định trong điều kiện phân cấp nhưng chức năng quản lý nhà nước đầu tư nước ngoài của cục vẫn được đảm bảo thực hiện tốt. Đối với những dự án BOT, dầu khí, cục tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Tuy được giảm gánh nặng về cấp phép đầu tư nhưng việc phân cấp đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý đó là việc cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát tình hình cấp phép và quản lý

nhà nước đối với đầu tư nước ngoài tại các địa phương, giúp Bộ thực hiện thẩm qyền quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô. Nhìn chung, dựa vào kết quả báo cáo, có thể nói cục đã hoàn thành về cơ bản chức năng này, cụ thể là công tác kiểm tra giám sát phải đảm bảo tính thống nhất, kịp thời phát hiện những sai phạm trong công tác quản lý của các địa phương.

- Công tác xúc tiến đầu tư: Với xu thế quốc tế hóa, mô hình kinh tế thị trường cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong những năm gần đây, việc thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài đã trở thành mặt hoạt động chủ yếu của cục. Tư khi thành lập cục đã đẩy mạnh, phát triển và ngày càng hoàn thiện chức năng xúc tiến đầu tư với mục tiêu tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất, những cầu nối cho những nhà đầu tư với nhau, đặc biệt là giới thiệu môi trường đầu tư Việt Nam với các quốc gia cùng với những nhà đầu tư trên khắp thế giới. Cho đến nay, ngoài những cán bộ trong nước, tại các địa phương, Cục cùng bố trí cán bộ làm việc tại những quốc gia trọng điểm trên thế giới, nhằm đầy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư; ngoài việc tổ chức và tham gia những hội thảo, triển lãm trong nước, Cục ngày càng tích cực hơn trong việc liên hệ hợp tác và tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. Đây cùng là một bước tiến bộ quan trọng trong hoạt động của Cục, góp phần quảng bá hơn nữa hình ảnh quốc gia và môi trường đầu tư tại Việt Nam.

- Hợp tác quốc tế: từ khi Nhà nước tiến hành mở cửa, hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong công cuộc phát triển đất nước, tạo đà cho nền kinh tế có một bước đột phá trong tương lai, đồng thời cùng đưa Việt Nam tiến gần hơn với cộng đồng thế giới. Trên tinh thần đó, cục đầu tư nước ngoài với chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài đã tích cực ký kết, thiết lập và củng cố mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Cho đến nay, chức năng phát triển hợp tác quốc tế của cục đầu tư nước ngoài đang ngày càng được quan tâm chú trọng và đạt được những thành tựu không nhỏ.

b. Một số tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả nổi bật nói trên, thực tế triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của cục đầu tư nước ngoài cũng cho thấy vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau đây:

- Về công tác tổng hợp thông tin: Thông tin được cập nhật tới Cục đầu tư nước ngoài có những hạn chế về tốc độ tổng hợp, và phương thức tổng hợp. Mặc dù cục đầu tư nước ngoài đã rất cố gắng bố trí cán bộ xuống các địa phương để khảo sát và kiểm tra hoạt động này nhưng cho đến nay, tình hình vẫn chưa được khắc phục một cách hiệu quả. Nguyên nhân là do số lượng cán bộ có hạn nhưng số lượng dự án đăng ký được cấp giấy phép đang tăng lên rất nhanh. Chính vì thế khi chưa có sự đồng bộ về chính sách quản lý giữa trung ương với địa phương thì vấn đề này vẫn tiếp tục tồn tại. Hệ quả diễn ra trong việc giải ngân vốn đầu tư nước ngoài: Mặc dù đã rất nỗ lực trong công tác xúc tiến đầu tư và tăng cường giám sát hoạt động thẩm định và cấp giấy phép đầu tư tại các địa phương nhưng tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam đến nay vẫn chưa có được sự ăn khớp giữa công tác cấp giấy phép đầu tư và quá trình thực hiện. Khoảng cách giữa vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện vẫn còn khá cao. Đấy chính là do việc hiện tượng cấp giấy phép tràn lan tại các địa phương mà không tính đến khả năng hấp thụ vốn của địa phương mình. Việc phân cấp triển khai để về cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý dự án đã tạo ra những khó khăn lớn trong quá trình thu thập và quản lý thông tin về tình hình đầu tư nước ngoài trong phạm vi cả nước. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong công tác tổng hợp tình hình đầu tư là quy định về chế độ báo cáo thống kê, các trang thiết bị và hệ thống phần mềm chưa đáp ứng được những yêu cầu, việc tổng hợp số liệu vẫn làm theo phương pháp thủ công nên xử lý chậm và mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra hạn chế này còn do quá tải lớn về công việc, trình độ cán bộ chưa đồng đều, thiếu các cán bộ chuyên môn phụ trách chức năng này, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và Cục đôi khi còn chưa rõ ràng.

- Về công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đầu tư nước ngoài: Chất lượng của bản kế hoạch, quy hoạch tính về giác độ tầm nhìn dài hạn còn bộc lộ 1 số yếu điểm, có những biến động của luồng đầu tư FDI tăng giảm chưa được thể hiện, tính tới hay cụ thể hóa trong bản kế hoạch, dẫn tới việc các doanh nghiệp theo dõi bản kế hoạch sẽ chỉ nắm bắt được ở mức chung chung nên dẫn đến việc thực hiện không đúng thời điểm, hoặc đúng ý tưởng của Cục và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ví dụ cụ thể là việc FDI năm 2009 và 2010 giảm liên tiếp, tuy tính theo thwoif kì 2006 – 2010 thì đã đạt được mục tiêu đề ra, nhưng nếu chỉ xét 2009 và 2010 thì mức độ tăng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, do hạn chế trên.

- Về công tác xây dựng luật pháp chính sách: Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật các luật chung và các luật chuyên nghành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Việc xử lí những khuyết điểm trong luật pháp về đầu tư và đầu tư nước ngoài cũng diễn ra tương đối chậm chạm ở Cục Đầu tư nước ngoài, do vậy những khúc mắc được gửi bằng công văn và số lượng công văn mà Cục phải trả lời liên quan đến những vấn đề trên nhiều, dẫn đến lãng phí nguồn nhân và vật lực không cần thiết. Cụ thể là Cục đã tiếp nhận 5.164 công văn hỏi trong năm 2010 và đã phát hành 1.160 công văn.

- Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế, số lượng tài liệu xúc tiến đầu tư không nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền. Trong các hoạt động cụ thể, các hoạt động xúc tiến đầu tư có quy mô cấp vùng còn ít; việc thu xếp chương trình làm việc, đón tiếp các nhà đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu chủ động lúng túng. Ngoài ra mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư trong vùng không đồng nhất, trang Web về đầu tư nước ngoài của cục mới được thành lập nên số lượng thông tin vẫn chưa dồi dào, chưa kết nối được với những trang Web của các địa phương. Chính vì thế trang Web của cục vẫn chưa trở thành một địa chỉ phổ biến để các nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin, thắc mắc, tìm kiếm cơ hội đầu tư và trao đổi những kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến đầu tư nước ngoài, đặc biệt là xúc tiến đầu tư. Sự phối hợp giữa phòng xúc tiến đầu tư với các trung tâm thuộc Cục và các địa phương còn chưa chặt chẽ, chưa nắm bắt được kịp thời tình hình xúc tiến đầu tư của các địa phương. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Nguyên nhân là do mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư cấp vùng và địa phương còn mới, thiếu kinh nghiệm đặc biệt trong điều kiện phân cấp triệt để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài về địa phương.

Trong thực tế, hiệu quả công tác XTĐT Phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường đầu tư, đối tác đầu tư, cơ hội đầu tư, hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cho đến nay, quan hệ thường xuyên về cung cấp thông tin, tìm hiểu đối tác, địa bàn đầu tư giữa Cục ĐTNN với các cơ quan liên

quan, đặc biệt là cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, VCCI, Cục Xúc tiến thương mại chưa thực sự phát huy hiệu quả; các thông tin liên quan đến thị trường, đối tác đầu tư chưa được nghiên cứu và hệ thống hóa một cách đầy đủ. Các hạn chế phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác vận động xúc tiến đầu tư.

- Trong công tác tổ chức nhân sự của Cục: số lượng cán bộ và công chức chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Số lượng cán bộ trẻ chiếm đa số 60% có tinh thần học hỏi, cầu thị vươn lên trong công tác nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn chưa cao, khiến cho kết quả công việc vẫn chưa được hiệu quả đặc biệt là trong điều kiện áp lực công việc lớn.

Một phần của tài liệu Cục Đầu tư nước ngoài, công tác quản lý và các hoạt động liên quan của Cục Đầu tư nước ngoài .doc (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w