1. Định hướng phát triển của Cục đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010-2015:
2.3 Công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
- Xây dựng những cơ quan xúc tiến đầu tư tại các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan xúc tiến đầu tư tại trung ương, tiến đến trong tương lai, công tác xúc tiến đầu tư giữa các địa phương, và giữa trung ương với địa phương được thực hiện một cách xuyên suốt, nhanh chóng và hiệu quả.
- Tạo điều kiện để cán bộ xúc tiến đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, có hiểu biết tổng quát về tình hình của các địa phương. Cục có thể đào tạo cán bộ và phân phối cán bộ phụ trách những địa phương cụ thể để một cán bộ có thể hiểu rõ về địa phương mình phụ trách hơn, từ đó có thể đi sâu xây dựng những phương án xúc tiến đầu tư nhằm đảm bảo đem lại lợi nhuận cho địa phương, phù hợp với mức độ hấp thụ vốn cũng như điều kiện tại địa phương. Chỉ có như thế công tác xúc tiến đầu tư mới có thể được thực hiện một cách hiệu quả.
- Cho đến nay, cục đầu tư nước ngoài đã phối hợp với rất nhiều tổ chức, đoàn thể tổ chức những buổi hội thảo cả trong nước và nước ngoài để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên nếu các hội thảo này được quảng bá và mang tính đại chúng hơn nữa, có nghĩa là những cá nhân, những nhà đầu tư, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có cơ hội tham gia, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của mình đến các nhà đầu tư trên toàn thế giới thì công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế sẽ đạt hiệu quả cao.
- Một trong những khó khăn hiện nay trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam là do cơ chế hành chính khá phức tạp, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Chính vì thế, trong tương lai cục đầu tư nước ngoài với chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cần phải nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật: tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế liên thông-một cửa ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư, tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan; ban hành các văn bản về quản lý ĐTNN trên địa bàn theo hướng minh bạch, rõ ràng về đầu mối, thời gian giải quyết hồ sơ đối với nhà đầu tư, đầu mục hồ sơ cấp GCNĐT... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
- Ban hành chế độ, chính sách đặc thù riêng về thủ tục và trình tự giải ngân để đặc biệt đối xử với một số dự án gặp nhiều khó khăn song vẫn phải đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Hiện nay, các quy định về thủ tục và trình tự giải ngân vẫn mang tính chung chung, chưa lường trước được những khó khăn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, chính vì thế đã cản trở công việc xúc tiến thực hiện đầu tư.
- Tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại- du lịch.