Thi công móng trụ

Một phần của tài liệu đồ án cầu vòm ống thép nhồi bê tông đường xe chạy giữa (Trang 162 - 167)

1.1. Kích thước móng trụ cầu

- Móng trụ cầu là loại móng cọc khoan nhồi gồm 15 cọc đường kính 1,5 m, chiều dài cọc

45 m.

- Kích thước bệ cọc:

 Theo phương dọc cầu: 9 m

 Theo phương ngang cầu: 20 m

 Chiều dày bệ: 2,5 m

1.2. Trình tự các bước công nghệäBước 1: Bước 1:

- Lắp dựng các thiết bị

- Định vị.

- Đóng cọc định vị và làm khung định vị bằng thép hình cho công tác hạ ống vách tạm.

Bước 2:

- Lắp dựng và định vị ống vách.

- Dùng búa rung VP 401 hạ ống vách tạm có đường kính Dt = 130cm, δ = 10mm.

Bước 3:

- Chuẩn bị vữa bentonite

- Khoan tạo lỗ khoan trong môi trường vữa bentonite

- Vệ sinh lỗ khoan bằng cách bổ xung vữa bentonite mới theo phương pháp tuần hoàn

nghịch.

- Kiểm tra độ lắng đọng cát và mùn trong lỗ khoan.

- Nghiệm thu lỗ khoan

Bước 4:

- Lắp đặt lồng cốt thép vào trong lỗ khoan.

- Cố định lồng cốt thép vào thành ống vách

- Lắp đặt ống siêu âm.

- Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ công tác đổ bê tông.

Bước 5:

Bước 6:

- Kiểm tra chất lượng bê tông cọc.

- Lắp ván khuôn, cốt thép đổ bê tông bệ móng.

Bước 7:

- Lắp ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông thân trụ.

1.3. Thi công vòng vây cọc ván thép

Đóng các cọc định vị: cọc định vị dùng loại cọc thép I400, vị trí cọc định vị xác định bằng máy kinh vĩ.

Dùng thép I550 liên kết với cọc định vị tạo thành khung định hướng để phục vụ cho công tác hạ cọc ván thép.

Tất cả các cọc định vị và cọc ván thép đều được hạ bằng búa rung treo trên cần cẩu đứng trên hệ nổi.

Để đảm bảo cho điều kiện hợp long vòng vây cọc ván được dễ dàng đồng thời tăng độ cứng cho cọc ván, ngay từ đầu nên ghép cọc ván theo từng nhóm để hạ. Trước khi hạ cọc ván thép phải kiểm tra khuyết tật cẩu cọc ván cũng như độ thẳng, độ đồng đều của khớp mộng bằng cách luồn thử vào khớp mộng một đoạn cọc ván chuẩn dài khoảng 1,5-2m. Để xỏ và đóng cọc ván được dễ dàng, khớp mộng của cọc ván phải được bôi trơn bằng dầu mỡ. Phía khớp mộng tự do (phía trước ) phải bít chân lại bằng một miếng thép cho đỡ bị nhồi đất vào rãnh mộng để khi xỏ và đóng cọc ván sau được dễ dàng.

Trong quá trinh thi công phải luôn chú ý theo dõi tình hình hạ cọc ván, nếu nghêng lệch ra khỏi mặt phẳng của tường vây có thể dùng tời chỉnh lại vị trí. Trường hợp nghiêng lệch trong mặt phẳng của tường cọc ván thì thường điều chỉnh bằng kích với dây néo, nếu không đạt hiệu quả phải đóng những cọc ván hình trên được chế tạo đặc biệt theo số liệu đo đạc cụ thể để khép kín vòng vây.

1.4. Thi công đảo cát

Sau khi thi công xong vòng vây cọc ván thép, tiến hành đổ cát váo trong hố móng bằng máy ủi. Đầm chặt cát trong vòng vây và trải các tấm bê tông đúc sẵn, làm sàn di chuyển và đặt máy khoan.

1.5. Công tác khoan tạo lỗ1.5.1. Khoan tạo lỗ 1.5.1. Khoan tạo lỗ

Trong quá trình khoan tạo lỗ phải thường xuyên theo dõi các lớp địa chất mà mũi khoan đi qua và đối chứng với tài liệu khảo sát địa chất.

Trong quá trình khoan phải thường xuyên bổ sung vữa bentonite vào trong hố khoan sao cho mực vữa trong hố khoan phải luôn luôn cao hơn mực nước ngoài ống vách tối thiểu là 1m.

Phải thường xuyên theo dõi độ xiên của cọc, độ sai lệch toạ độ trên mặt bằng và độ mở rộng hố khoan để kịp thời xử lý.

Để đảm bảo cho hố khoan ổn định, không bị sụt lở cần hạn chế đến mức tối đa các va đập hoặc các lực xung kích tác dụng vào hố khoan.

Phải thường xuyên theo dõi mực nước ngầm hoặc các hoạt động của mạch nước ngầm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác khoan phải tiến hành liên tục và không được phép nghỉ nếu không có sự cố gì về máy móc và thiết bị khoan.

Trong điều kiện địa chất phức tạp cần phải điều chỉnh độ nhớt của vữa bentonite.

1.5.2. Rửa hố khoan

Sau khi công tác khoan tạo lỗ kết thúc cần tiến hành ngay công tác rửa và vệ sinh hố khoan bằng cách thay và bổ sung vữa bentonite mới theo phương pháp tuần hoàn nghịch cho đến khi hàm lượng cát trong vữa bentonite nhỏ hơn 4% và độ nhớt cũng như tỷ trọng của vữa bentonite đạt đến yêu cầu.

Lượng chất bồi lắng đáy hố khoan sau khi đã vệ sinh hố khoan không được dày quá 1,25cm.

Kiểm tra độ lắng đọng của các chất bồi lắng bằng cách đặt hộp thép không có nắp xuống đáy hố khoan ngay sau khi đã vệ sinh xong, sau đó trước khi đổ bê tông lấy hộp thép lên kiểm tra độ dày của lớp lắng đọng.

Nếu độ dày của lớp lắng đọng lớn quá quy định phải tiến hành vệ sinh lại.

1.5.3. Công tác cốt thép

Cốt thép đưa vào sử dụng phải đúng kích thước và chủng loại theo đúng yêu cầu của thiết kế.

Khung cốt thép cọc được chế tạo sẵn thành các khung nhỏ theo đúng hồ sơ thiết kế sau đó đưa ra vị trí thi công tổ hợp và hạ xuống cao độ thiết kế.

Công tác hạ lồng cốt thép phải được làm hết sức khẩn trương để giảm tối đa lượng chất lắng đọng xuống đáy hố khoan cũng như khả năng sụt lở thành vách.

Công tác hạ cốt thép phải được tiến hành ngay sau khi vệ sinh hố khoan xong và tiến hành càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp khung cốt thép phải nối bằng mối nối hàn phải tận dụng tối đa khả năng của thiết bị hàn để rút ngắn thời gian hàn nối đến mức tối thiểu.

Toàn bộ thời gian của công tác hạ lồng cốt thép không nên vượt quá 4 giờ.

Việc hạ lồng cốt thép phải làm hết sức nhẹ nhàng tránh va đập mạnh vào thành hố khoan làm sụt lở vách.

Sau khi lồng cốt thép đã được hạ đến cao độ yêu cầu phải tiến hành neo cố định lồng cốt thép vaò ống vách thép để tránh chuyển vị trong quá trình đổ bê tông.

Để cho khung cốt thép được đặt đúng vào tâm hố khoan trên khung cốt thép phải đặt sẵn các cốt thép định vị có kích thước phù hợp và có khoảng cách giữa các tầng cốt thép định vị là 2m.

Lồng thép bao gồm :

- Cốt chủ có gờ, đường kính 25 mm, gồm 24 thanh.

- Cốt đai dùng thép tròn trơn đường kính 10mm uốn thành vòng tròn đặt cách nhau 15cm

- Thép định vị đường kính 22 mm thay thế cốt đai ở một số vị trí, đặt cánh nhau 1,5 hoặc

2m (tùy vị trí như trong thiết kế), hàn chắc chắn và vuông góc với cốt chủ.

- Tại định vị bằng thép tròn đường kính 14 mm được hàn đính hai đầu với cốt chủ. Tại

định vị được bố trí tại 8 vị trí nơi có thép định vị.

- Móc treo.

Lồng thép được chế tạo thành từng đoạn dài theo thiết kế trên giá đỡ nằm ngang theo trình tự sau:

- Lắp thép định vị vào vòng rãnh trên các tấm cữ.

- Lắp cốt chủ vào các khấc đỡ trên các tấm cữ.

- Choàng và buộc cốt đai.

- Hàn thép định vị vào cốt chủ.

- Hàn tại định vị và móc treo.

- Lắp hạ một đoạn lồng thép vào trong lỗ khoan và treo vào miệng ống vách nhờ các thanh ngáng đặt dưới vòng thép định vị và kề trên miệng ống vách. Tim lồng thép phải trùng với tim cọc.

- Cẩu lắp đoạn lồng khác, kết hợp hàn và dùng bulông M16 tạo mối nối 2 đầu cốt chủ.

- Cẩu cả hai đoạn lồng đã nối, tháo tạm thanh ngáng, hạ lồng thép nhẹ nhàng và đúng

tim cọc.

- Tiếp tục lắp các đoạn lồng thép tiếp theo.

- Kiểm tra lồng thép sau khi hạ tới vị trí.

1.5.4. Công tác bê tông a. Trộn bê tông

Bê tông phải được trộn bằng trạm trộn cân đong tự động hoặc máy trộn có hệ thống định lượng có sai số không vượt quá 2%.

Thời gian trộn phụ thuộc vào đặt tính kỹ thuật của thiết bị trộn nhưng không ít hơn 1,5 phút. Bê tông trước khi đổ ra khỏi thùng trộn phải có 1 độ sụt đồng nhất.

b. Vận chuyển bê tông

Khi cự ly vận chuyển > 500m bê tông phải được vân chuyển bằng xe Mix.

Khi cự ly vận chuyển < 500m có thể vận chuyển bê tông bằng máy bơm hoặc các thiết bị khác đảm bảo không làm cho bê tông không bị phân tầng.

c. Đổ bê tông

Tổ hợp và lắp đặt ống đổ bê tông vào trong lòng hố khoan sao cho ống được đặt suốt chiều dài hố khoan.

Treo hệ thống ống đổ bê tông lên miệng ống vách thép.

Để giảm tối thiểu mức độ lắng cặn và khả năng sụt lở hố khoan, bê tông phải được đổ vào trong lòng cọc ngay sau khi khoan xong và rửa vệ sinh hố khoan bằng vữa bentonite và ngay sau khi lắp đặt xong khung cốt thép.

Các công tác như: Kiểm tra cặn đáy hố khoan, lắp đặt lồng cốt thép, lắp đặt ống dẫn bê tông phải được làm hết sức khẩn trương. Nếu thời gian này vượt quá 4 giờ thì phải tiến hành thay và bổ xung vữa bentonite mới cho đến khi độ nhớt và dung trọng của vữa bentonite đạt được yêu cầu rồì mới tiến hành rót bê tông vào lòng cọc.

Sau khi lắp đặt lồng cốt thép xong và trước khi đổ bê tông nhất thiết phải kiểm tra độ độ lắng đọng của mùn của hố khoan. Nếu ướt quá quy định phải tiến hành rửa lại hố khoan bằng vữa bentonite theo phương pháp tuần hoàn nghịch.

Bê tông được rót vào ống dẫn bê tông thông qua phễu.

Bê tông trước khi rót vào phễu của ông dẫn phải có độ sụt >14cm. Không một mẻ bê tông nào có độ sụt <14 được rót vào trong lòng cọc.

Trước khi đổ xe bê tông đầu tiên dùng pa lăng xích hoặc cẩu nhấc hệ thông ống lên sao cho chân ống cách đáy hố khoan chừng 25-30cm để cầu ngăn nước có thể thoát ra khỏi ống và nổi lên trên cho phép bê tông bắt đầu tràn vào trong lòng cọc và chiếm lấy thể tích chiếm chỗ của vữa bentonite.

Tiếp tục cấp bê tông liên tục vào phễu.

Vận tốc chuyển động của cột bê tông trong ống dẫn không được lớn hơn 0.12m/s và không được nhỏ hơn 0.3m/h.

Chân của ống dẫn phải luôn luôn ngập sâu trong vữa bê tông từ 2-6m.

Phải giảm tối thiểu thời gian nâng ống dẫn và thời gian tháo ngắn ông dẫn để tăng tốc độ đổ bê tông.

Trong suốt quá trình đổ bê tông cọc tránh không để bê tông tràn ra ngoài miệng phễu và rơi vào trong lòng cọc làm ảnh hưởng đến độ nhớt của vữa bentonite và làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông của cọc.

Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra cao độ mặt bê tông trong lòng cọc bằng thước dây và rọi chuyên dụng để kịp thời điều chỉnh cao độ chân ống dẫn cho phù hợp.

Trước khi đổ bê tông phải tính toán kỹ lưỡng năng lực cấp bê tông của các nguồn sản xuất bê tông sao cho đảm bảo thời gian đổ bê tông cho một cọc tối đa là 5 giờ.

Cao độ đổ bê tông cuối cùng phải cao hơn cao độ đầu cọc thiết kế tối thiểu là 100cm sau đó phải đục bỏ để đảm bảo bê tông cọc đồng nhất, rắn chắc không bị tơi xốp.

1.6. Thi công bệ móng trụ

Sau khi cọc đủ cường độ ta tiến hành đập đầu cọc.

Đổ lớp bêtông bịt đáy có chiều dày như tính toán ở phần dưới. Lắp ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông bệ móng.

Một phần của tài liệu đồ án cầu vòm ống thép nhồi bê tông đường xe chạy giữa (Trang 162 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w