Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xử lí nợ tồn đọng tại hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 65 - 67)

Như đã đề cập ở phần 2.4.1.1 và 2.4.1.3, Công ty AMC NHNT ra đời đã mang lại những kết quả nhất định trong công tác xử lý nợ xấu cho toàn hệ thống NHNT thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình hiện tại không còn phù hợp bởi phạm vi và chức năng hoạt động của Công ty AMC trong thời gian qua rất hạn chế: chỉ nhận ủy thác TSBĐ của các chi nhánh để xử lý phát mãi thu hồi nợ vay, không phu phí ủy thác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, còn mang tính “bao cấp”…

Thời gian tới, khi NHNT hoàn thành việc cổ phần hóa và trở thành tập đoàn tài chính thì cơ chế “bao cấp” trên phải xóa bỏ. Việc đối mặt với nhiều thách thức - đặc biệt là công tác quản trị rủi ro, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh… buộc Ngân hàng phải chuyển hướng đi mới để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

Theo đó, việc sắp xếp chuyển đổi mô hình hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới là tất yếu. Cụ thể:

(i) Mô hình xử lý nợ xấu của Ngân hàng (xử lý qua Công ty AMC) có thể xem như là “sứ mạng lịch sử” đã hoàn thành và cần được giải thể, chuyển đổi chức năng hoạt động thành chức năng kinh doanh tiền tệ như các Chi nhánh của NHNT.

(ii) Việc quản lý và xử lý nợ xấu nên được thực hiện tại từng Chi nhánh cấp I của NHNT. Chi nhánh sẽ tự chịu trách nhiệm chính đối với các quyết định kinh doanh của mình (cho vay, quản lý rủi ro và giải quyết các rủi ro liên quan đến việc kinh doanh…). Hội sở chính NHNT có trách nhiệm quản lý chung và sẽ chỉ đạo xử lý những tổn thất rủi ro phát sinh vượt ngoài thẩm quyền của Chi nhánh. Theo đó, công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại từng Chi nhánh sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn bởi: (i) Chi nhánh đã nắm rõ đặc điểm tài sản khi cho vay, (ii) TSBĐ nợ vay thường nằm tại địa phương nơi đặt trụ sở của Chi nhánh nên mối quan hệ với các cơ quan hữu quan trong việc giúp đỡ Ngân hàng phát mãi tài sản là khả thi.

(iii) Từng Chi nhánh cấp I NHNT nhanh chóng thành lập đầy đủ các bộ phận Phòng ban theo quy trình tín dụng mới - vì hiện nay Phòng Quản lý rủi ro chỉ được thành lập ở những Chi nhánh lớn - để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro được tốt hơn.

(iv) Phòng công nợ của các Chi nhánh được thành lập trước đây để xử lý TSBĐ nợ vay (hoạt động cùng công ty AMC) sẽ được chuyển đổi, sát nhập vào Phòng Quản lý nợ theo mô hình mới. Theo đó, Phòng Quản lý nợ sẽ tăng thêm chức năng quản lý và xử lý nợ xấu trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Để công tác quản lý và xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả cao, việc đào tạo, tuyển chọn cán

bộ ở khâu này phải là những người am hiểu các nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ chứ không đơn thuần chỉ có các kỹ năng như Phòng Quản lý nợ hiện tại là quản lý hồ sơ và thu nợ khách hàng.

Song song đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, công tác đào tạo cán bộ cần được Ngân hàng quan tâm từ khâu tuyển chọn, đào tạo cho những cán bộ mới đến việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho những cán bộ lâu năm. Ngân hàng cũng nên tổ chức Hội nghị thường niên hàng năm về công tác pháp chế và xử lý nợ trong toàn ngành để cán bộ làm công tác công nợ trao đổi và học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ..

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xử lí nợ tồn đọng tại hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)