Các phương thức tài trợ dự án

Một phần của tài liệu Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)

Trong TTDA, các bên tham gia có thể sử dụng các phương thức của TDTDH như đã trình bày ở phần 1.2 để thực hiện TTDA, trong đó phương thức CVKH thường được sử dụng để tài trợ cho giai đoạn xây dựng của dự án, phương thức CTTC thường được sử dụng để tài trợ cho việc mua sắm tàu thuyền và máy bay trong ngành hàng hải và hàng không, phương thức CVHV được các định chế tài chính đa quốc gia và các ngân hàng thương mại sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, trong TTDA, các bên tham gia còn sử dụng hai phương thức sau:

Thanh toán sản phẩm (Production Payment)

Thanh toán sản phẩm là phương thức TTDA thường được áp dụng để tài trợ cho các dự án khai thác dầu và khoáng sản ở Mỹ. Đây là phương thức tài trợ không truy đòi hoặc truy đòi giới hạn được bảo đảm thông qua hình thức nắm giữ quyền sở hữu thay vì thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc thế chấp sản phẩm và doanh thu của dự án như các phương thức tài trợ khác.

Để thực hiện TTDA theo phương thức thanh toán sản phẩm, đòi hỏi người khởi xướng hoặc người cho vay phải thành lập một công ty có mục đích đặc biệt (SPV) để mua toàn bộ sản phẩm từ dự án. Do đó cấu trúc thanh toán sản phẩm có các đặc điểm sau đây:

9 Người cho vay không chịu trách nhiệm tài trợ cho chi phí hoạt động của dự án.

9 Những người cho vay sẽ được nắm giữ quyền sở hữu đối với toàn bộ hoặc một tỷ lệ sản phẩm dự án đã thỏa thuận cho đến khi nợ gốc và lãi được hoàn trả hết.

9 Thông thường, đối với phương thức tài trợ này, những người cho vay thực sự không muốn nhận hàng. Do đó, họ thường bắt buộc công ty dự án phải mua lại khối lượng sản phẩm đã thanh toán cho người cho vay hoặc bán khối lượng sản phẩm đó với tư cách là đại diện cho người cho vay.

Xây dựng–Kinh doanh–Chuyển giao (Build–Operate–Transfer: BOT)

Phương thức BOT thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng giữa chính quyền (hoặc đại diện chính quyền) và công ty được thành lập bởi người khởi xướng để thực hiện xây dựng và vận hành dự án. Đặc biệt, phương thức BOT khá hấp hẫn đối với một chính phủ muốn giảm thiểu tác động lên ngân sách của chính phủ, vì thế cho phép chính phủ thực hiện dự án ngay thời điểm mà chính phủ không có đủ tiền để thực hiện dự án hay như cho phép chính phủ sử dụng tiền ngân sách để thực hiện các dự án hay các chương trình ít được khu vực tư nhân quan tâm. Mặt khác, thực hiện theo phương thức BOT còn là phương cách để chính phủ giới thiệu hiệu quả đầu tư từ khu vực tư nhân, và/hoặc khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)