thành lập ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong thời gian qua ở Việt Nam là rất ít, do vậy mà số lượng các dự án được tài trợ theo phương thức TTDA ở Việt Nam trong thời gian qua là không nhiều.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài trợ dự án ở Việt Nam Việt Nam
Có thể chỉ ra được hai nguyên nhân chủ yếu sau đây để thấy được vì sao phương thức TTDA ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ:
Thứ nhất, hệ thống luật pháp có liên quan chưa có quy định về phương thức tài trợ này.
Hệ thống luật pháp có liên quan đến phương thức TTDA chủ yếu là Luật doanh nghiệp và các quy định về hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp hiện đang có hiệu lực thi hành hoàn toàn không có quy định về loại hình công ty mục đích đặc biệt (SPV) – một chủ thể tham gia vào tài trợ dự án với tư cách là người được người khởi xướng thành lập (trong một số trường hợp) và ủy thác cho SPV đứng tên vay nợ và sử dụng nguồn thu của dự án để hoàn trả nợ vay. Bên cạnh đó, NHNNVN cũng chưa ban hành được những văn bản pháp quy cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như là hướng dẫn các TCTD thực hiện phương thức tài trợ này.
Thứ hai, chưa có sự hiểu đúng về phương thức TTDA.
TTDA thực ra cũng là một trong nhưng phương thức cấp TDTDH của các ngân hàng nhưng do phương thức tài trợ này có những điểm khác với phương thức TTTT như CVKH, CVHV, CTTC nên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu lẫn các định chế tài chính ở các nước phát triển đã đi đến thống nhất với nhau và đã đưa ra rất nhiều định nghĩa rõ ràng về TTDA dùng để phân biệt với phương thức TTTT, và nó được xem như một trong những hoạt động tài trợ phi truyền thống của các ngân hàng ở các nước phát triển. Những điểm khác nhau quan trọng giữa phương thức tài trợ này so với phương thức TTTT đã được đề cập trong các định nghĩa về TTDA như: trong TTTT, việc cho vay dựa trên cơ sở tài sản mà người vay hiện đang sử dụng, ngân hàng không hoàn toàn đặt niềm tin duy nhất vào tính khả thi của dự án, vấn đề hỗ trợ của người vay đối với
dự án và uy tín của người vay mới là nhân tố quan trọng... trong khi đó, với phương thức TTDA, ngân hàng chỉ chú trọng đến tính khả thi và khả năng thực hiện thành công của dự án trong tương lai đóng vai trò là nguồn trả nợ, đồng thời xem xét tài sản của dự án (tài sản hình thành từ vốn vay) với tư cách là tài sản bảo đảm cho khoản vay, và do vậy quyết định tài trợ của ngân hàng không dựa vào hỗ trợ của người khởi xướng đối với dự án và tư cách tín dụng của người vay (công ty dự án), lẫn người khởi xướng dự án, vì rằng công ty dự án chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn sở hữu của công ty và khoản TTDA thường không được truy đòi đối với những người khởi xướng dự án.
Ở Việt Nam hiện nay, phương thức TTDA theo đúng nghĩa “thực” của nó vẫn còn mới mẻ đối với các cơ quan quản lý, các ngân hàng và không ít người. Bằng chứng là trong Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng do NHNNVN ban hành hiện đang có hiệu lực thi hành hoàn toàn không có điều khoản nào dành riêng để giải thích về phương thức này. Đối với các ngân hàng, khi hướng dẫn thực hiện các phương thức cho vay áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng mình cũng không có điều khoản nào đề cập đến phương thức cho vay này. Đối với không ít người thì việc hiểu và phân biệt giữa phương thức TTDA và phương thức TTTT cũng gặp không ít khó khăn.
Để có thể phân biệt được sự khác nhau giữa phương thức TTDA và phương thức TTTT, chúng ta có thể tìm hiểu qua bài viết “Phương thức TTDA Lối ra cho tư nhân hoá cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng” của Thạc sĩ Nguyễn Thu Hiền đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số 125/2001. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể cảm nhận được phần nào sự khác nhau giữa hai phương thức tài trợ này thông qua bài viết “Hiểu như thế nào về hoạt động cho vay và TTDA?” trên báo Đầu tư Chứng khoán số 267 ra ngày 27/12/2004 của Hồng Vân. Sau khi phân tích những lý do của việc thực hiện phương thức TTDA ở các nước phát triển, bài báo kết luận: “Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm TTDA hiểu theo đúng nghĩa trên đây vẫn còn là điều khá mới mẻ”.
Nói tóm lại, do chưa hiểu đúng về phương thức TTDA nên hiện nay ở Việt Nam, phương thức này chưa được nhìn nhận với tư cách là một phương thức tài trợ phi truyền thống và có chỗ đứng bên cạnh các phương thức TTTT của các ngân hàng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐỂ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN