Lãi suất huy động vốn danh nghĩa phải hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để khuyến khích tiết kiệm, tránh tích lũy vàng và ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp để mở rộng tín dụng và dịch vụ cho các Ngân hàng thương mại TP.Cần Thơ (Trang 42 - 43)

khích tiết kiệm, tránh tích lũy vàng và ngoại tệ.

* Giải pháp về cung ứng nhiều dịch vụ, địa điểm giao dịch thuận tiện:

Để khuyến khích người dân gửi tiền, các Ngân hàng phải đưa ra các dịch vụ tốt, thuận lợi, đa dạng, từ vấn đề nhỏ nhất như: Chỗ để xe thuận lợi, bố trí quầy giao dịch, nước uống…đến những vấn đề thiết yếu hơn như: Hệ thống chi trả tự động, các dịch vụ thông tin, chuyển tiền theo yêu cầu sao cho nhanh nhất, chính xác, những lời tư vấn có hiệu quả, thời gian làm việc cả ngày và đêm, thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng vào những ngày kỷ niệm đặc biệt như: lễ, tết, ngày sinh nhật đối với những khách hàng giao dịch thường xuyên. Các Ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt thực chất cũng làm giảm các chi phí khác cho người gửi tiền. Nó có tác động trực tiếp đến lợi ích nên có tác dụng khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.

Bên cạnh cung ứng nhiều dịch vụ tiện ích, các Ngân hàng cần có địa điểm giao dịch ở những nơi thuận lợi, đông dân cư, vùng dân cư có thu nhập cao để người gửi tiền đỡ tốn kém cả bằng tiền và thời gian cho việc đi lại giao dịch. Địa điểm giao dịch có thể là trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch hoặc bàn tiết kiệm đặt ở các tụ điểm dân cư, khu tập thể quy mô lớn, hay các nhà máy có đông công nhân…

3.2.2/ Mở rộng tín dụng trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản: sản:

TP.Cần Thơ với hơn 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, các hoạt động đầu tư để sản xuất và tiêu thụ : lúa, bông vải, mía nguyên liệu, sữa bò tươi, thủy hải sản .... sẽ là đối tượng cho vay chủ yếu của các NHTM, khách hàng vay truyền thống với số lượng lớn vẫn là người nông dân và các doanh nghiệp thu mua nông sản. Tuy nhiên trong thời gian qua người nông dân phải tự lo nguyên liệu đầu vào và đầu ra, người dân chỉ biết sản xuất những hàng hóa mà mình có chưa biết làm ra những sản phẩm mà thị trường cần nên dẫn đến tình trạng khi trúng mùa thì giá nông sản hàng hóa rớt giá, nếu thiên tai xảy ra coi như mất trắng, Ngân hàng phải giãn nợ vay, doanh nghiệp không có hàng hóa thu mua để thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh chế biến và xuất khẩu, từ đó làm cho nền sản xuất hàng hóa chậm phát triển . Có thể nói, việc sản xuất hàng hóa nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên sẽ làm cho ngân hàng, doanh nghiệp và nông dân gặp rất nhiều rủi ro.

Để khắc phục ngày 24/06/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg “Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”, người dân đã có thể dùng hợp đồng bao tiêu sản phẩm để vay vốn ngân hàng qua sự bảo lãnh của doanh nghiệp theo sơ đồ sau :

2 1 1

4 3

(1) Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận cho vay. (2) Ngân hàng cấp tín dụng Ng©n hμng Tỉ chøc bao Tiªu Kh¸ch hμng

(3) Khách hàng giao sản phẩm cho tổ chức bao tiêu (4) Tổ chức bao tiêu trả nợ ngân hàng .

Nhưng trên thực tế việc thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm vẫn còn một số khó khăn như :

Một phần của tài liệu Giải pháp để mở rộng tín dụng và dịch vụ cho các Ngân hàng thương mại TP.Cần Thơ (Trang 42 - 43)