Cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 36 - 38)

* Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn bình quân qua các năm chỉ đạt xấp xỉ 20% trên tổng nguồn. Qua biểu đồ 1 chúng ta nhận thấy rõ điều này.

Biểu đồ1 Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn Tỷ đồng 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04 30/06/05 NV Ngắn hạn NV dài hạn

Do nguồn vốn dài hạn bình quân chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn, nên hệ thống NHTM trên địa bàn khó có thể tăng trưởng cho vay trung dài hạn, đồng thời rất dễ gặp phải rủi ro về nguồn vốn có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

* Tiền gửi ngoại tệ (qui đổi tiền đồng) qua các năm (bảng 2) đạt bình quân trên 50% tổng nguồn. Tạo điều kiện tốt cho các NHTM chủ động nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra cho các NHTM rủi ro về hối đoái khá lớn.

* Tiền gửi dân cư qua các năm chỉ chiếm tỷ lệ bình quân gần 30% tổng nguồn. Tiền gửi các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là tiền gửi thanh toán, chiếm số lớn trong tổng nguồn huy động, do đó một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho tình hình tài chính do lãi suất thấp, mặt khác tạo rủi ro khá lớn về nguồn vốn cũng như lãi suất đối với các NHTM.

* Để thu hút được nguồn vốn huy động trong nền kinh tế từ các tổ chức và cá nhân, các NHTM đã chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động bao gồm :

- Đẩy mạnh hình thức huy động truyền thống như tiền gửi thanh toán của các đơn vị kinh tế, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn với nhiều loại kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… cùng với hình thức thanh toán lãi đa dạng như lãnh lãi đầu kỳ, cuối kỳ hoặc từng tháng. Mở rộng các hình thức nhận tiền bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng, huy động vốn đảm bảo bằng

vàng, huy động vốn bằng ngoại tệ… đồng thời kết hợp với xổ số, khen thưởng có tặng quà để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, các NHTM còn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng VND, hoặc USD để đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng có mục đích cụ thể như cho vay các dự án, xây dựng công trình…

- Một số NHTM, trong những năm gần đây đã nhạy bén nắm bắt được xu hướng biến đổi trên thị trường, chú trọng, bổ sung thêm một số sản phẩm mới như: tiết kiệm tích lũy với nhiều mục đích như cho giáo dục, an sinh, tiêu dùng, phương tiện vận chuyển, du lịch… dưới hình thức mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không cần sử dụng sổ tiết kiệm, cho phép khách hàng chuyển đổi dễ dàng giữa các hình thức tiền gửi tiết kiệm bậc thang tiết kiệm gởi góp… Đồng thời kết hợp các hình thức huy động này với chuyển tiền tự động, sử dụng thẻ ATM, thẻ thông minh, dịch vụ thanh toán tiền lương, điện, điện thoại, nước… qua NH nhằm tạo thêm sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.

- Các NHTM trên địa bàn đã tiến đến thực hiện chính sách lãi suất huy động hợp lý và linh động hơn phù hợp với yêu cầu của thị trường và đối tượng khách hàng. Lãi suất được phân chia theo thời hạn khách hàng gửi tiền với thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao, được tính toán cho nhiều trường hợp khách hàng gửi tiền chọn lựa như : lãnh lãi đầu kỳ, cuối kỳ, và định kỳ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)