Khái quát điều kiện kinh tế của địa bàn hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 30)

2.1.1 Sơ lược tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bà rịa –Vũng tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía đông bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp Đồng Nai, phía tây và tây bắc giáp TP.HCM, phía đông và nam giáp biển Đông, diện tích tự nhiên 2.047 km2, dân số đến năm 2005 gần một triệu người. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên tỉnh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế : với 1 thành phố, 7 huyện thị, chiều dài bờ biển 305,4 km trong đó có khoảng 156km có thể sử dụng làm bãi tắm và trên 100.000km2 thềm lục địa, nguồn tài nguyên thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ khai thác, chế biến sản phẩm dầu, khí, điện, đạm, cảng biển, vận tải biển, du lịch và chế biến thuỷ, hải sản, vật liệu xây dựng…

Trong giai đoạn 2001-2005 tỉnh BR-VT đã có những bước phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, chất lượng tăng trưởng được nâng lên : trong 5 năm từ 2001 đến 2005 các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế trên địa bàn có tính dầu khí và trừ dầu khí đều tăng gấp 1,5 đến 3 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Sản lượng dầu khí khai thác đạt 86,8 triệu tấn vượt gần 1 triệu tấn so chỉ tiêu kế hoạch giao, đóng góp 78% nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5.932 USD.

Nếu không tính ngành dầu khí thì chỉ tiêu kinh tế của tỉnh có GDP tăng 2,59 lần, tốc độ tăng bình quân 20,96%/năm. Tỷ trọng GDP trừ dầu khí năm 2000 chiếm 34,9% năm 2005 chiếm 49,4%. GDP bình quân đầu người 2.087 USD/năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,32 lần, tốc độ tăng 27,11% (chỉ tiêu 15,76%). Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như khí, điện, phân bón, hải sản chế biến,… đếu có tốc độ tăng trưởng cao. Đã có 110 dự án đầu tư vào 06 khu công nghiệp trên địa bàn với tổng vốn trên 4 tỷ USD, diện tích đất cho thuê khu công nghiệp đạt 50%. Đã có 6 cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đang triển khai đầu tư hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh thu các ngành du lịch tăng gần 2,1 lần, tốc độ tăng 16,4% (chỉ tiêu 13,5%). Du lịch tăng 1,86 lần, tốc độ tăng 13,2% (chỉ tiêu 10,9%) với 18 khu du lịch đang hoạt động, 73 khách sạn với gần 3.000 phòng, hàng năm có 4 đến 5 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh. Dịch vụ vận tải tăng 1,64 lần, tốc độ tăng 11%. Bưu chính, viễn thông phát triển mạnh với nhiều loại hình đa dạng, tốc độ tăng 21%. Hệ thống ngân hàng phát triển về mạng lưới lẫn quy mô, tốc độ huy động vốn tăng bình quân 19,3%, tổng dư nợ tăng 20,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 2,83 lần, tốc độ tăng 23,1% (chỉ tiêu 16,6%) xuất khẩu hải sản tăng 33,6%.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1,5 lần, tốc độ tăng 7,77% (chỉ tiêu 4,82%). Nhiều công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn được đầu tư. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 1,2 lần, tốc độ tăng 3,9% (chỉ tiêu 1,79%). Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng 1,86 lần, tốc độ tăng 10,7% (chỉ tiêu 8,5%). Sản lượng khai thác hải sản tăng 1,5 lần, nuôi trồng tăng 3 lần, hải sản đông lạnh xuất khẩu tăng 4,6 lần.

Huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 55.294 tỷ đồng tăng 3,3 lần so với giai đoạn 1996-2000. Các doanh nghiệp nhà nước về cơ bản được sắp xếp lại, cổ phần hóa, một số doanh nghiệp sau khi cổ phần kinh doanh có hiệu quả hơn. Kinh tế tập thể đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo và có sự phát triển cả về số lượng và đổi mới hoạt động. Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển mạnh mẽ, 5 năm đã có 1.200 doanh nghiệp thành lập mới, triển khai trên 800 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, tổng vốn đầu tư là 2,15 tỷ USD.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Bà rịa –Vũng tàu giai đoạn 2001-2005 –Vũng tàu giai đoạn 2001-2005

Hệ thống NHTM trên địa bàn đa dạng và có đặc điểm chung là tất cả đều là cấp chi nhánh. Các loại hình NHTM phân theo hình thức sở hữu và cấp chi nhánh như sau:

* Loại hình Ngân hàng Thương mại nhà nước

- Chi nhánh NH Công Thương (Incombank) : Có 1 chi nhánh cấp I, 1 chi nhánh cấp II, 3 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Ngoại Thương (Vietcombank) : Có 1 chi nhánh cấp I và 3 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) : Có 1 chi nhánh cấp I, 7 chi nhánh cấp II, 4 chi nhánh cấp III, 6 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển (BIDV) : Có 1 chi nhánh cấp I, 2 chi nhánh cấp II, 4 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long : có 1 Chi nhánh Ngân hàng cấp I, 1 chi nhánh cấp II.

* Loại hình Ngân hàng Thương Mại Cổ phần

Loại hình Ngân hàng Thương mại cổ phần, trên địa bàn có các chi nhánh Cấp I như sau :

- Chi nhánh NHTM Cổ phần Hàng Hải

- Chi nhánh NHTM Cổ phần Kỹ Thương bắt đầu hoạt động từ quí II/2005 - Chi nhánh NHTM Cổ phần Á Châu bắt đầu hoạt động từ quí II/2005

Ngoài các Chi nhánh NHTM (sau đây sẽ gọi tắt là NHTM) nêu trên còn có các loại hình TCTD khác bao gồm 01 chi nhánh của Công ty tài chính dầu khí và hai Quỹ tín dụng nhân dân. Trước năm 2005 có chi nhánh NH nước ngoài (Overseas Chinese Banking Corporation–OCBC) hoạt động trên địa bàn nhưng đã chấm dứt hoạt động vào tháng 12/2004.

Các NHTM trên địa bàn đang hoạt động với mô hình tổ chức theo quyết định số 90 /2001/QĐ ngày 07/2/2001 của Thống đốc NHNH về việc “..mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh… của NHTM ”, qui định chi nhánh cấp III trực thuộc chi nhánh cấp II, chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp I trực thuộc trụ sở chính của NHTM. Phòng giao dịch có thể trực thuộc chi nhánh cấp I hoặc cấp II. Quyền phán quyết tín dụng và các quyền hạn khác của các chi nhánh giảm dần từ cấp I đến cấp III. Mỗi cấp chi nhánh là đại diện theo ủy quyền của NHTM và là chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng với người vay. Mô hình này sau nhiều năm hoạt động đã bộc lộ các nhược điểm cơ bản là phân tán sự quản lý tín dụng khó giám sát tín dụng một cách tập trung, đồng thời với những món vay lớn hồ sơ thẩm định phải qua nhiều cấp, mất nhiều thời gian thẩm định nhưng hiệu quả không cao.

Ngày 16/6/2005 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 888/2005/QĐ-NHNN qui định về việc “..mở, thành lập, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh.. của NHTM ”. QĐ 888 qui định NHTM căn cứ vốn điều lệ

và một số điều kiện về quản trị điều hành để mở các chi nhánh. Các chi nhánh nếu đủ điều kiện tồn tại, trực thuộc thẳng trung tâm điều hành của NHTM, nếu không đủ điều kiện thì trở thành phòng giao dịch. Mức cho vay của phòng giao dịch được qui định tối đa không quá 500 triệu đồng đối với một khách hàng. QĐ 888 một mặt tăng tính chủ động cho cấp chi nhánh (do trực thuộc thẳng trung tâm điều hành NHTM) một mặt hạn chế mức cấp tín dụng cụ thể của phòng giao dịch tránh tình trạng cho vay tràn lan của các cấp chi nhánh trước đây, đồng thời giải quyết được các nhược điểm của mô hình cũ. Trong thời gian 1 năm kể từ ngày ban hành các NHTM phải có trách nhiệm sắp xếp các chi nhánh cho phù hợp. Việc thực hiện mô hình tổ chức mới của các NHTM trên địa bàn như NHCT, NHNT, NHĐT, NH Nhà không quá phức tạp, riêng Ngân hàng Nông nghiệp do có quá nhiều chi nhánh, nhiều cấp chi nhánh nên có thể gặp khó khăn trong quá trình triển khai.

2.2 Thực trạng hoạt động của NHTM trên địa bàn

Số liệu hoạt động của các NHTM trên địa bàn chiếm tỷ lệ nhiều nhất là của 4 chi nhánh NHTMNN: NH Công thương (NHCT), NH Ngoại thương(NHNT), NH Đầu tư và phát triển (NHĐT) và NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo). Các NH Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long, NH Hàng hải chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé1, các NH thương mại cổ phần Á Châu và Kỹ Thương mới khai trương hoạt động trong quí II năm 2005.

1 Trên địa bàn còn có NH Chính sách xã hội nhưng vì đây không phải là NH thương mại nên không tính đến. .

2.2.1 Thực trạng nguồn vốn huy động

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn các NHTM trên địa bàn

Với nhiều giải pháp khai thác từ nhiều nguồn như : tiền tiết kiệm của dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế và các nguồn tiền nhàn rỗi khác …nguồn vốn huy động tại các NHTM tỉnh BR-VT không ngừng tăng lên đã góp phần đáng kể trong việc đáp ứng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1 Tình hình huy động vốn các NHTM trên địa bàn

31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04 30/06/05 Ngân Hàng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng NHCT 354 4,86% 437 7,74% 494 7,31% 546 5,74% 696 6,35% NHNo 445 6,10% 598 10,59% 842 12,46% 1548 16,26% 1473 13,43% NHNT 5437 74,58% 2914 51,59% 3845 56,92% 5526 58,06% 6093 55,57% NHĐT 979 13,43% 1620 28,68% 1489 22,04% 1778 18,68% 2419 22,06% Các NH khác 75 1,03% 79 1,40% 86 1,27% 117 1,23% 284 2,26% Cộng 7290 100% 5648 100% 6755 100% 9518 100% 10965 100% Đơn vị : tỷ đồng Nguồn : NHNN chi nhánh BR-VT

Tổng nguồn vốn các NHTM trên địa bàn từ 7.290 tỷ thời điểm năm 2001 đến 30/06/2005 đạt 10.965 tỷ đồng, chủ yếu thuộc 4 NHTMNN là: NHNT, NHCT, NHĐT, NHNo. NH Ngoại thương có số dư huy động vốn bình quân lớn nhất, đạt trên 50%, NH Đầu tư gần 20%, NH Nông nghiệp trên 10%, NH Công thương trên 5% và các NH khác chiếm khoảng 2% tổng nguồn vốn huy động bình quân.

Bảng 2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM từ 2001-2005 Đơn vị tỷ đồng 31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04 30/06/05 Chỉ tiêu nguồn vốn huy động Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cơ cấu theo thời gian

- Ngắn hạn - Dài hạn 7.290 5.692 1.598 100% 78% 22% 5.648 4.411 1.237 100% 78% 22% 6.756 5.109 1.647 100% 76% 24% 9.518 7.794 1.724 100% 82% 18% 10.965 8.503 2.462 100% 78% 22%

Cơ cấu theo đồng tiền

- Nội tệ - Ngọai tệ 7.290 1.921 5.369 100% 26% 74% 5.648 2.691 2.957 100% 47% 53% 6.756 3.225 3.531 100% 47% 53% 9.518 4.438 5.080 100% 46% 54% 10.965 5.154 5.811 100% 47% 53% Nguồn NHNN tỉnh BR-VT

Qua biến động nguồn vốn nêu trên, ta nhận thấy nguồn vốn trên địa bàn tăng trưởng trong 5 năm đạt trên 150%, bình quân mỗi năm tăng trên 20%. Tuy nhiên, nếu xét theo biến động từng năm cụ thể ta thấy có sự tăng giảm không đồng đều, năm 2002 giảm so năm 2001, chủ yếu do nguồn vốn ngoại tệ giảm, điều đó cho thấy rõ nguồn vốn của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn lệ thuộc vào nguồn tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế (tập trung ở tiền gửi ngoại tệ Cty liên doanh dầu khí Việt Xô). Và khi có sự biến động về tỷ giá hoặc lãi suất ngoại tệ sẽ ảnh hường trực tiếp đến nguồn vốn trên địa bàn.

2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động

* Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn bình quân qua các năm chỉ đạt xấp xỉ 20% trên tổng nguồn. Qua biểu đồ 1 chúng ta nhận thấy rõ điều này.

Biểu đồ1 Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn Tỷ đồng 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04 30/06/05 NV Ngắn hạn NV dài hạn

Do nguồn vốn dài hạn bình quân chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn, nên hệ thống NHTM trên địa bàn khó có thể tăng trưởng cho vay trung dài hạn, đồng thời rất dễ gặp phải rủi ro về nguồn vốn có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

* Tiền gửi ngoại tệ (qui đổi tiền đồng) qua các năm (bảng 2) đạt bình quân trên 50% tổng nguồn. Tạo điều kiện tốt cho các NHTM chủ động nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra cho các NHTM rủi ro về hối đoái khá lớn.

* Tiền gửi dân cư qua các năm chỉ chiếm tỷ lệ bình quân gần 30% tổng nguồn. Tiền gửi các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là tiền gửi thanh toán, chiếm số lớn trong tổng nguồn huy động, do đó một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho tình hình tài chính do lãi suất thấp, mặt khác tạo rủi ro khá lớn về nguồn vốn cũng như lãi suất đối với các NHTM.

* Để thu hút được nguồn vốn huy động trong nền kinh tế từ các tổ chức và cá nhân, các NHTM đã chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động bao gồm :

- Đẩy mạnh hình thức huy động truyền thống như tiền gửi thanh toán của các đơn vị kinh tế, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn với nhiều loại kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… cùng với hình thức thanh toán lãi đa dạng như lãnh lãi đầu kỳ, cuối kỳ hoặc từng tháng. Mở rộng các hình thức nhận tiền bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng, huy động vốn đảm bảo bằng

vàng, huy động vốn bằng ngoại tệ… đồng thời kết hợp với xổ số, khen thưởng có tặng quà để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, các NHTM còn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng VND, hoặc USD để đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng có mục đích cụ thể như cho vay các dự án, xây dựng công trình…

- Một số NHTM, trong những năm gần đây đã nhạy bén nắm bắt được xu hướng biến đổi trên thị trường, chú trọng, bổ sung thêm một số sản phẩm mới như: tiết kiệm tích lũy với nhiều mục đích như cho giáo dục, an sinh, tiêu dùng, phương tiện vận chuyển, du lịch… dưới hình thức mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không cần sử dụng sổ tiết kiệm, cho phép khách hàng chuyển đổi dễ dàng giữa các hình thức tiền gửi tiết kiệm bậc thang tiết kiệm gởi góp… Đồng thời kết hợp các hình thức huy động này với chuyển tiền tự động, sử dụng thẻ ATM, thẻ thông minh, dịch vụ thanh toán tiền lương, điện, điện thoại, nước… qua NH nhằm tạo thêm sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.

- Các NHTM trên địa bàn đã tiến đến thực hiện chính sách lãi suất huy động hợp lý và linh động hơn phù hợp với yêu cầu của thị trường và đối tượng khách hàng. Lãi suất được phân chia theo thời hạn khách hàng gửi tiền với thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao, được tính toán cho nhiều trường hợp khách hàng gửi tiền chọn lựa như : lãnh lãi đầu kỳ, cuối kỳ, và định kỳ.

2.2.2 Thực trạng về tín dụng

2.2.2.1 Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn

Hoạt động của các chi nhánh NH trên địa bàn thời gian trước đây có sự phân chia khá rõ về đối tượng KH. NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu cho vay nông nghiệp, các hộ nông dân. NH Đầu tư và phát triển cho vay trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư trung dài hạn, cho vay theo kế hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước. NH Ngoại thương chiếm ưu thế trong lĩnh vực tài trợ

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 30)