Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triể nở

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy (Trang 34 - 40)

Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư ở công ty chưa được

chú trọng đúng mức, chưa đổi mới hoạt động cho phù hợp với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Về công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đầu tư chưa bố trí hợp lý giữa việc đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Về công tác kế hoạch, thực tế những năm qua, công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch hoá đầu tư nói riêng trong công ty còn bị xem nhẹ, chưa xuất phát từ tình hình cung, cầu của thị trường. Công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường của DN chưa được quan tâm đúng mức. Chưa gắn kết công tác kế hoạch đầu tư hằng năm với công tác kế hoạch hóa đầu tư theo chương trình, dự án.. Hậu quả là, đầu tư bị chồng chéo, thất thoát đầu tư nhiều, do đó, hiệu quả đầu tư giảm.

Thứ hai, thiếu vốn, qui mô vốn nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, trong khi công

nợ của công ty ngày càng tăng là những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, đầu tư tập trung và do đó, có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển pha sau. Trong những năm qua, công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn do nguồn ngân sách hạn hẹp, vốn vay cần những điều kiện nhất định, vốn tự có không thể đáp ứng nhu cầu. Thực tế đó đã làm cho tài chính của công ty thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm. Hậu quả là, công ty không đủ vốn để tái đầu tư và cũng không có khả năng để trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến.

Công nợ của công ty phản ánh bức tranh chung về năng lực tài chính, về khả năng đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển. DNNN được xem là làm ăn có hiệu quả là những doanh nghiệp làm ăn có lãi và do đó, có khả

năng trả nợ. Một DN sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển nếu có tích luỹ nhiều trên cơ sở cơ cấu nợ hợp lý và đủ khả năng trả được các khoản nợ. Ngược lại, những DN nợ nhiều lại không có khả năng thanh toán nợ thì không có tích luỹ và do vậy, cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay để mở rộng đầu tư. Thực tế những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công ty có các khoản nợ phải trả và phải thu đều rất lớn và có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ trong hiện tại và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong tương lai.

Về nợ phải thu: Số nợ phải thu của công ty là 77.885 triệu đồng. Trong tổng số nợ phải thu, nợ chưa đến hạn trả chiếm 68%, nợ đến hạn trả chiếm 32%.

Về nợ phải trả: Số nợ tồn đọng còn lại phải trả của công ty là 62.208 triệu đồng.

Như vậy, tình hình tài chính không lành mạnh đã làm trầm trọng thêm tình hình thiếu vốn vay mới để mở rộng đầu tư phát triển của công ty và do đó ảnh hưởng không tốt đến kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển.

Thứ ba, công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư theo dự án của

công ty chưa được thực hiện theo đúng thủ tục qui định. Công tác chuẩn bị đầu tư, bao gồm việc khảo sát, lập dự án, thẩm định dự án đầu tư… đã không được tuân thủ theo đúng trình tự, chưa tính đúng, tính đủ các khoản chi, các nhân tố ảnh hưởng… Khâu thẩm định, phê duyệt dự án tiến hành còn bị xem nhẹ. Công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư XDCB còn nhiều sơ hở, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Có thể kể ra một số yếu kém trong giai đoạn thực hiện đầu tư như sau: Một là, tồn tại tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải ở nhiều dự án đầu

tư. Việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, hậu quả là, nảy sinh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Hai là, việc bố trí vốn đầu tư phát triển chưa tập trung ưu tiên cho các dự án, công trình trọng điểm, công trình đang triển khai dở dang để hoàn thành sớm, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Ba là, công tác đấu thầu là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, nhà thầu và xã hội, nhưng chưa được công ty chú trọng thực hiện. Đấu thầu rộng rãi được chủ trương mở rộng so với các hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu nhằm phát huy tính ưu việt của nó, nhưng trong quá trình triển khai thực tế lại có tình hình ngược lại. Do vậy, hiệu quả hoạt động đấu thầu còn hạn chế và không được như mong muốn.

Thứ tư, những yếu kém về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và trình

độ tay nghề của CBCNV trong công ty. Trình độ của một số cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Đa số cán bộ quản lý đều trưởng thành từ cán bộ kỹ thuật, chưa qua đào tạo về công tác quản lý kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy đã ảnh hưởng không ít đến việc xác định phương hướng kinh doanh, tính toán hiệu quả của DN. Các hình thức tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng, còn bình quân, chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động.

Tóm lại, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty giảm sút là tấm gương phản chiếu tình trạng và mức độ kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Do vậy, cần có những giải pháp khắc phục chung, như được phân tích trong chương 2 của chuyên đề.

Hình 1.14: Những mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và thách thức đối với Công ty công trình Đường Thủy.

Điểm mạnh - Chất lượng sản phẩm tốt - Nguồn nhân lực dồi dào

- Kinh nghiệm thi công các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông đường thủy.

- Sản xuất kinh doanh có lãi, đã có tích lũy hàng năm

Điểm yếu

- Tình hình tài chính chưa thực sự vững chắc, cơ cấu vốn chưa hợp lý - Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân lực còn bất cập

- Tính đồng bộ của máy móc thiết bị chưa cao. Năng lực thiết bị, công nghệ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các công trình phức tạp.

Cơ hội

- Triển vọng thị trường trong nước và

Thách thức

đảm bảo thị trường truyền thống ngày càng được mở rộng

- Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước

- Quyền tự chủ ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhà nước.

- Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế tạo cơ hội mở rộng thị trường

lớn mạnh cả về số lượng và năng lực - Yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư

- Biến động về giá cả

- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đặc biệt là các công ty nước ngoài.

Hình 1.15: Mô hình SWOT của Công ty trong những năm gần đây

Ma trận SWOT

Cơ hội (O) - Thị trường trong nước - Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước

- Quyền tự chủ

- Thị trường nước ngoài

Thách thức (T) - Các đối thủ cạnh tranh - Yêu cầu cao của chủ đầu tư - Giá cả biến động - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Điểm mạnh (S) - Chất lượng sản phẩm - Nguồn nhân lực dồi dào - Kinh nghiệm thi công - Sản xuất kinh doanh có lãi

S/O

- Chất lượng sản phẩm - Nguồn nhân lực dồi dào - Kinh nghiệm thi công - Thị trường trong nước, nước ngoài

S/T

- Chất lượng sản phẩm - Kinh nghiệm thi công - Các đối thủ cạnh tranh - Yêu cầu cao của chủ đầu tư

- Tài chính

- Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân lực

- Tính đồng bộ, năng lực máy móc thiết bị, công nghệ

- Tài chính

- Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân lực

- Tính đồng bộ, năng lực máy móc thiết bị, công nghệ

- Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước

- Quyền tự chủ - Các đối thủ cạnh tranh - Giá cả biến động - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Chương 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w