Đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy mới hy vọng tồn tại và phát triển được. Thật vậy, một doanh nghiệp có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực kỳ hoàn mĩ với chất lượng cao là chắc chắn sẽ thu được nhiều tiền từ người tiêu dùng. Điều đó trên thực tế chẳng có gì là đảm bảo bởi vì đằng sau

phương châm hành động còn ẩn náu hai trở ngại lớn, hai câu hỏi lớn mà nếu không giải đáp được nó thì mọi cố gắng của doanh nghiệp cũng chỉ là con số không.

Một là, liệu thị trường có cần hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra hay không. Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không.

TCT Rau quả và nông sản Việt Nam cũng như bất kỳ các TCT và các doanh nghiệp khác hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Kết quả sản xuất kinh doanh của TCT phụ thuộc rất lớn vào hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại. Hàng năm TCT dành số vốn tương đối lớn vào hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.9: Vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại

Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân

Vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại

Triệu Đ 1.232 1.596 2.777 3.045 2.472,67

Tốc độ tăng năm sau so với năm trước

% - 29,55 74 9,65 37,73

( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )

Từ bảng số liệu ta thấy, trung bình hàng năm TCT dành ra một số vốn khá lớn đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại ( 2.472,67 triệu đồng). Con số này tăng dần theo từng năm. Bình quân vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại tăng 37,73% năm sau so với năm trước. Năm 2004 tăng 29,55% so với năm 2003; năm 2005 tăng 74% so với năm 2004; năm 2006 tăng 9,65% so với năm 2005. Trong năm qua TCT đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện chương trình tham gia hội chợ và khảo sát nước ngoài trong chương trình xúc tiến thương mại Ngành Rau quả năm 2006: Tham gia hội chợ thực phẩm quốc tế Moscow Nga và khảo sát thị trường Belarus 9/2006, khảo sát thị trường Anh và Pháp 11/2006. Kết quả: Đã tiếp xúc , trao đổi với các đối tác và đạt được một số thoả thuận về hợp tác liên doanh sản xuất,

thương mại trong thời gian tới. Đã ký kết một hợp đồng xuất khẩu nước dứa cô đặc và một số đơn đặt hàng, nông sản các loại. Qua khảo sát, đã tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng của 4 thị trường, vấn đề vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm. Do những diễn biến thị trường trong và ngoài nước không thuận lợi, một số doanh nghiệp gặp khó khăn nên số lượng đơn vị đăng ký tham gia các chương trình xúc tiến thương mại đã không thực hiện được ( Hội chợ Bắc Kinh, khảo sát thị

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w