Định hướng đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

Để đáp ứng yêu cầu về rau quả chế biến của cả thị trường trong cũng như ngoài nước. Dự kiến đến năm 2010 tổng công suất chế biến công nghiệp đạt 450 ngàn tấn SP/ năm. Áp dụng công nghệ chế biến quả với nhiều trình độ kỹ thuật khác nhau từ thủ công đến hiện đại, với nhiều dạng sản phẩm chế biến khác nhau (sấy, muối, sirô, rượu vang, nước quả, giải khát, đồ hộp… ), chú trọng các mặt hàng mũi nhọn như các loại nước dứa, xoài cô đặc. Trước hết thực hiện nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các nhà máy, xí nghiệp chế biến rau quả hiện có, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Đầu tư xây dựng một số nhà máy mới ở các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, chuyên xuất khẩu với quy mô vừa và nhỏ, nhưng có công nghệ và thiết bị hiện đại, đồng bộ với các phương tiện vận chuyển, kho tàng… đạt trình độ tiên tiến.

Bên cạnh đó xây dựng các nhà máy phân loại, bao gói, đồng thời có các kho bảo quản mát, bảo quản đông lạnh sản phẩm. Dự kiến các nhà máy này (với công suất 50.000 tấn SP/năm) được bố trí ở các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định , Hải Phòng, Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tiền Giang …

Ngoài ra còn có khoảng 30 xí nghiệp liên doanh, xưởng chế biến của tư nhân với tổng công suất trên 100.000 tấn / năm đã hoạt động hoặc chuẩn bị đi vào sản xuất.

Quy mô nhà máy vùng tập trung 10.000- 50.000 tấn/ năm; đối với các vùng sản xuất nhỏ, phân tán (diện tích dưới 500 ha) cần chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến thích hợp (quy mô nhỏ) để phục vụ nội tiêu là chính, quy mô 1.000-2.000 tấn/ năm.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w