Chiến lợc phát triển Chính phủ điện tử của Singapore

Một phần của tài liệu Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 53 - 59)

III. Lợi ích của Chính phủ điện tử

2. Chiến lợc phát triển Chính phủ điện tử của Singapore

2.1. Chiến lợc G2C

Một nguyên lý cơ bản của mối quan hệ Chính phủ - Công dân trong Chính phủ điện tử là lấy khách hàng làm trung tâm. Nhng trên thực tế lại có một nghịch lý đó là hiện nay, hầu hết các chính trị gia và các quan chức Chính phủ, những ngời đợc dân bầu ra và đợc trả lơng để phục vụ dân lại tự coi mình là cha mẹ dân chứ không phải là đầy tớ của dân. Họ đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của dân. Họ coi việc làm thế nào để cai trị thoải mái, thuận tiện hơn là lắng nghe xem dân chúng muốn gì. Do đó, coi công dân là khách hàng của Chính phủ là cách Chính phủ Singapore tạo lập mối

* Cổng Công dân - điện tử:

Cổng Công dân - điện tử (http://www.ecitizen.gov.sg/) là nền tảng của Chính phủ điện tử ở Singapore. Cổng này cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến một cửa, qua đó mọi ngời dân có thể tham gia giao dịch với Chính phủ mà không cần phải thông qua bất cứ một cơ quan Chính phủ riêng rẽ nào. Dịch vụ và thông tin đợc cung cấp qua cổng này rất phong phú và đa dạng. Thông tin và dịch vụ đợc phân loại thành 16 lĩnh vực: văn hoá nghệ thuật, kinh doanh, quốc phòng, giáo dục, bầu cử, việc làm, gia đình, sức khoẻ, nhà ở, luật, th viện, giải trí, an toàn và an ninh, thể thao, vận tải và cuối cùng là du lịch. Mọi ngời dân có thể truy cập cổng Công dân - điện tử từ khắp mọi nơi chỉ cần kết nối Internet cho máy tính của mình. Các cá nhân không có điều kiện truy cập Internet từ nhà riêng, từ cơ quan hay những cá nhân cần có sự hớng dẫn khi truy cập các dịch vụ điện tử của Chính phủ có thể yêu cầu sự trợ giúp từ Trung tâm trợ giúp công dân - điện tử. Trung tâm Công dân - điện tử hiện nay có hơn 2.600 dịch vụ điện tử.

Do bị hạn chế trong khuôn khổ khoá luận này, nên những thông tin chi tiết về cổng Công dân - điện tử không thể đợc giới thiệu hết. Bạn đọc có thể truy cập thêm thông tin trong các trang www.ecitizen.gov.sg,

www.mof.gov.sg, hoặc www.ida.gov.sg. *Sự kết nối đa chiều:

Điều kiện tiên quyết để Chính phủ điện tử có thể hoạt động một cách hiệu quả chính là sự kết nối điện tử đến mọi ngời dân Singapore. Chính phủ Singapore đang nỗ lực xây dựng một xã hội trong đó mà công nghệ thông tin và viễn thông là một phần của cuộc sống. Hiện nay ở Singapore, "Singapore One" là một sơ sở hạ tầng rộng khắp cả nớc. "Singapore One" bao trùm 99% phạm vi lãnh thổ, mang lại khả năng ứng dụng công nghệ trong các cơ quan, các doanh nghiệp, trờng học, gia đình, th viện, và các trung tâm công cộng, với 7.000 điểm truy cập trên khắp đất nớc Singapore. (Nguồn: E- government: The Singapore - www.infitt.org/)

Tất cả các trờng đại học và cao đẳng ở Singapore đã đợc trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại. Singapore cũng đã thực hiện thành công mục tiêu là vào cuối năm 2002, cứ hai học sinh cấp I và cấp II sẽ có một máy vi tính để phục vụ cho việc học tập.

Trong năm 2000, 75% số dân Singapore sử dụng điện thoại di động, gần 50% ngời dân truy cập Internet. Về mật độ truy cập Internet tại gia, Singapore đứng thứ hai Châu á với tỷ lệ 353/10.000 ngời. Ngoài ra, Singapore còn là một trong những nớc có tỷ lệ sở hữu máy vi tính cao nhất trên thế giới, chiếm 61% trong năm 2000.

61% 56% 56%

51% 50%

32%

Singapore Australia Đài Loan USA Hồng Kông

Ailen

Tỷ lệ sở hữu PC ở một số nước

Nguồn: Survey on Infocomm Usage in Households 2000

* Xã hội điện tử và phong cách sống điện tử:

Trong một xã hội điện tử, công nghệ phải tới đợc và phù hợp với tất cả mọi ngời không kể tuổi tác, ngôn ngữ, sức khoẻ và khả năng kinh tế. Chính phủ Singapore đã đầu t 25 triệu đô la Singapore để tạo ra một động thái điện tử trong thời gian ba năm, tập trung vào việc khắc phục khoảng cách số về thu nhập, ngôn ngữ , đặc biệt là với 4 thành phần dân c… quan trọng là ngời già, ngời nội trợ, công nhân và ngời khuyết tật. Chơng trình này còn nhằm mục đích cải thiện khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông

Singapore là làm sao để không một ngời dân Singapore nào còn cảm thấy khó khăn khi truy cập các dịch vụ điện tử của Chính phủ. Để có đợc mức độ truy cập rộng khắp, các trung tâm trợ giúp Công dân điện tử đã đợc đặt ở khắp các vùng trong cả nớc, bố trí cán bộ nhân viên có khả năng nói đợc cả 4 ngôn ngữ chính thức của nớc này.

Một trong các cách để thúc đẩy việc triển khai Chính phủ điện tử là phải tạo ra một phong cách sống điện tử trong mọi tầng lớp nhân dân. Thành công của Chính phủ điện tử phụ thuộc vào sự chấp nhận của công chúng đối với một nếp sống mới - một phong cách sống điện tử. Để nâng cao nhận thức của công chúng về phong cách sống điện tử, chiến dịch kéo dài một tháng đ- ợc tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2000. Đến năm 2002, chiến dịch này chuyển sang thực hiện hàng tháng thay vì hàng năm, nội dung của chiến dịch chủ yếu tập trung vào các chủ đề cụ thể. Các chiến dịch này nhấn mạnh 4Es - tức là học tập điện tử, giải trí điện tử, thông tin điện tử và giao dịch điện tử - nhằm mục đích lý giải cho dân chúng thấy sự cần thiết của công nghệ thông tin và viễn thông.

Tuy nhiên, các chiến dịch trên mới chỉ nhằm mục đích nâng cao mục đích của dân chúng về một phong cách sống điện tử, còn để hớng ngời dân từ nhận thức sang chấp nhận nhận nó, Chính phủ Singapore đã tổ chức một loạt hội chợ trực tuyến nhằm củng cố lòng tin của công chúng vào dịch vụ trực tuyến nh mua bán hàng tạp phẩm, mua bán túi du lịch hay cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Chính phủ Singapore cũng đã tổ chức các chơng trình đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin và viễn thông, trang bị cho hàng nghìn ngời Singapore những kỹ năng về máy tính và Internet. Các chơng trình đào tạo này thờng là rất nhanh chóng và luôn sẵn có. Ngoài ra, Chính phủ Singapore còn tổ chức một chơng trình gọi là Đại sứ điện tử (e - Ambassador). Mục đích chơng trình này là để xoá bỏ "khoảng cách số" giữa những ngời có kiến thức về công nghệ thông tin và viễn thông với những ngời cha có kinh nghiệm gì bằng cách ngời đi trớc giúp đỡ ngời đi sau. Chơng trình này đợc tổ chức rộng rãi trong công chúng, nêu cao tinh

thần tự nguyện, kêu gọi những ngời đã biết giúp đỡ những ngời cha biết từng bớc làm quen với phong cách sống điện tử.

2.2. Chiến lợc G2B

Mục tiêu của chiến lợc G2B của Singapore là tạo mối quan hệ điện tử giữa Chính phủ và doanh nghiệp hiệu quả cao, thuận tiện và chi phí thấp. Mô hình Business Town (http://www.gov.sg/singov/biz.htm) của trung tâm Công dân điện tử là một tiến bộ quan trọng trong phơng pháp lấy khách hàng làm trung tâm để cung cấp dịch vụ điện tử. Giờ đây, các doanh nghiệp trong nớc và quốc tế có thể truy cập, sử dụng thông tin dịch vụ G2B phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp nh lên kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trờng, quản lý nguồn tài sản trí tuệ,…

Một hớng dẫn gồm 10 bớc đợc xây dựng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp mới trở thành các doanh nghiệp thành công trên thơng trờng. Business Town còn có các kế hoạch và chơng trình hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực thơng mại điện tử cũng nh hiện đại hoá, nâng cấp và mở rộng lĩnh vực kinh doanh truyền thống của công ty. Thông qua công nghệ thông tin và viễn thông, Chính phủ Singapore quyết tâm không chỉ cung cấp các dịch vụ điện tử mà còn đóng vai trò ngày càng lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp ở nớc này. *Thu mua trực tuyến:

Thu mua trực tuyến có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quản lý và tạo đợc nhiều mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp trên thế giới. Chính phủ Singapore đã thiết lập hệ thống thu mua trực tuyến của Chính phủ vào tháng 12/2000, đợc gọi là trung tâm kinh doanh điện tử của Chính phủ (GeBiz). Trung tâm này tạo cơ hội cho các nhà cung cấp trong và ngoài nớc buôn bán với khu vực công, cho phép họ có thể thực hiện các giao dịch điện tử với Chính phủ. Một khi hoàn thiện, hệ thống này sẽ mang lại cho ngời mua, các nhà cung cấp và đấu thầu một môi trờng an toàn cho hoạt động thu

*Đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh:

Trong môi trờng kinh doanh năng động hiện nay, công việc dễ dàng nhất và cần thiết nhất để bắt đầu và hợp thức hoá công việc kinh doanh là đăng ký kinh doanh với Chính phủ. Các công ty có thể gửi yêu cầu thành lập công ty trên mạng. Đơn đăng ký kinh doanh (Bizfile) có thể thực hiện trên mạng mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở của Cơ quan đăng ký kinh doanh (RCB: Registry of Companies and Businesses). Công chúng sẽ có thể nhận đợc các thông tin chính xác và cập nhật liên quan tới các doanh nghiệp thông qua eBizCore. Ngoài việc đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể nhanh chóng xin giấy phép và các yêu cầu khác thông qua hệ thống xin cấp phép trực tuyến (OASIS). Các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống này ở bất cứ đâu, miễn là nơi đó có nối mạng Internet mà không cần phải gửi đi đơn xin cấp phép nhiều lần hoặc phải thực hiện nhiều cuộc viếng thăm các cơ quan Chính phủ mới có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình.

2.3. Chiến lợc G2E

Bên cạnh công chúng và doanh nghiệp, các nhân viên Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Chính phủ điện tử. Các nhân viên Chính phủ chịu trách nhiệm thực thi chính sách và phân phối dịch vụ, do vậy mục tiêu của chiến lợc G2E là trao quyền cho các quan chức Chính phủ, sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để giữ cho mình không ở bên ngoài lề của nền kinh tế điện tử.

Để thực hiện thành công Chính phủ điện tử, yêu cầu đầu tiên là bản thân ngời cung cấp thông tin và dịch vụ điện tử phải hiểu rõ về công nghệ thông tin và viễn thông. Xuất phát từ yêu cầu này, chơng trình giáo dục công nghệ thông tin và viễn thông (IE) đã đợc tổ chức nhằm trang bị cho tất cả các nhân viên Chính phủ những kỹ năng cần thiết để tận dụng cơ hội sáng tạo ra một Chính phủ điện tử thực sự.

* Nâng cao tri thức trong Chính phủ: Để khuyến khích và ủng hộ ý tởng Quản lý tri thức của Chính phủ Singapore, một chơng trình thử nghiệm

về quản lý tri thức (KM-EP: Knowledge Management Experimentation Programme) đợc phát động vào tháng 7/2001 để tạo ra một môi trờng làm việc tri thức trong Chính phủ.

* Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông vững mạnh: Cốt lõi của hạ tầng công nghệ thông tin Chính phủ là một loạt các công cụ nh thẻ thông minh, hệ thống email của Chính phủ và mạng nội bộ của Chính phủ. Cơ sở hạ tầng này tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc trong nội bộ Chính phủ cũng nh giữa Chính phủ với dân chúng. Ví dụ, hệ thống email của Chính phủ hiện có 30.000 ngời sử dụng, mỗi tháng xử lý hơn 12 triệu email trong nội bộ Chính phủ và 5 triệu email trao đổi giữa Chính phủ với công chúng mỗi năm. (Nguồn: E-government: The Singapore - www.infitt.org/)

* Cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động của Chính phủ: Một hệ thống quản lý nhân lực sẽ tạo điều kiện thực hiện chính sách nguồn nhân lực của Chính phủ một cách nhanh chóng. Mục đích của hệ thống này là cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ cũng nh trợ giúp các bộ, các ngành trong việc quản lý các nguồn tài nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w