Đối với nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện thoại Hà Nội I (Trang 37 - 38)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT

2.1.1.Đối với nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu)

Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006, tổng vốn tự có hay vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 11,25% trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này nhìn chung là thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng lĩnh vực và kể cả các doanh nghiệp ngoài ngành.

Theo phân tích ở Chương 1, ta thấy rằng mặc dù về số tuyệt đối vốn tự có của Công ty trong 3 năm 2004 – 2006 tăng liên tục, đây là một điều đáng mừng vì nó đã chứng tỏ rằng Công ty đang hoạt động có hiệu quả nên đã có tích luỹ tăng vốn, tuy nhiên mức độ tăng vốn lại không đáng kể giữa các năm.

Để nguồn vốn này có thể tiếp tục tăng trưởng thì Công ty cần phải có biện pháp tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng và tỷ suất sinh lời vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, gia tăng lợi nhuận, từ đó tăng lợi nhuận trích ra để tái đầu tư.

Một biện pháp nữa để tăng nguồn vốn tự có là Công ty có thể tiến hành trích khấu hao tài sản cố định ở mức cao mà vẫn đảm bảo có lãi. Theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp Nhà Nước có thể trích khấu hao cơ bản tài sản cố định tới 20% và được giữ toàn bộ khấu hao tài sản cố định thuộc nguồn vốn Nhà Nước. Công ty phải cân nhắc mức trích khấu hao tài sản cố định sao cho giá cả sản phẩm của Công ty vẫn

phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tương đối đặc thù, được nhiều ưu đãi, sự cạnh tranh không quá khắc nghiệt nên Công ty hoàn toàn có thể thực hiện biện pháp này. Tuy nhiên sự ưu đãi của Nhà Nước sẽ không kéo dài và trích khấu hao có thể không phải là một giải pháp tốt trong chiến lược phát triển dài hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện thoại Hà Nội I (Trang 37 - 38)