Sử dụng tư vấn và áp dụng chính sách đấu thầu trong đầu tư mua

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện thoại Hà Nội I (Trang 43 - 44)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT

2.2.3. Sử dụng tư vấn và áp dụng chính sách đấu thầu trong đầu tư mua

máy móc, thiết bị, công nghệ

Việc thu hút, huy động vốn đã khó và quan trọng nhưng làm thế nào để sử dụng nó một cách có hiệu quả trong quá trình đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ sao cho nó phù hợp còn khó và quan trọng hơn nhiều.

Đây cũng là câu hỏi chưa có lời giải đáp cuối cùng. Đề cập tới vấn đề này, người ta thường nêu lên hàng loạt các khía cạnh như: khoảng cách quá xa về khả năng công nghệ của nước ta so với những nước bán công nghệ, đội ngũ lao động của Việt Nam còn thiếu kiến thức, có trình độ yếu kém... Tuy nhiên, còn một yếu tố nữa hết sức quan trọng nhưng thường ít được quan tâm tới. Đó là khi tiến hành đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp của Việt Nam thường không sử dụng tư vấn.

Cứ giả sử rằng chúng ta đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết để có thể tiến hành đổi mới công nghệ thì thử hỏi chúng ta sẽ thu được những gì trong quá trình đổi mới công nghệ khi mà chúng ta còn chưa thể trả lời được những câu hỏi tưởng chừng đơn giản sau đây:

+ Ta mua công nghệ gì là thích hợp? + Giá bao nhiêu là hợp lý?

+ Nên mua từ nước nào?

+ Các hợp đồng chuyển giao công nghệ như thế nào là chặt chẽ, không bị "hớ"? + Các vấn đề quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật được tiến hành như thế nào để dự án được duy trì và sinh lời?

Những câu hỏi tất yếu phải đặt ra nhưng trong hiện tại chưa được quan tâm đúng mức ấy lại quyết định phần lớn sự thành bại của dự án đầu tư đổi mớicông nghệ. Chính vì vậy, phần lớn những công nghệ được chuyển giao ở nước ta là do phía nước ngoài giới thiệu chứ không phải do tự các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm. Do đó, có thể vấn đề xác định giá cả và kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có những điểm chưa hợp lý.

Chính vì thế, trong giai đoạn đầu tư đổi mới công nghệ sắp tới, Công ty nên sử dụng tư vấn để quá trình đổi mới công nghệ có thể đạt hiệu quả cao hơn.

Dịch vụ tư vấn đầu tư hoạt động trong các quá trình: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến quá trình đầu tư.

Bên cạnh việc sử dụng tư vấn, Công ty có thể áp dụng hình thức đấu thầu để nâng cao hiệu quả của quá trình đổi mới công nghệ. Đây là một hình thức rất tiên tiến và đang được áp dụng rất phổ biến trên thế giới.

Phát huy được tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham gia dự thầu và đấu thầu. Các nhà thầu sẽ phải tích cực tìm kiếm các thông tin do các chủ đầu tư đang mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên thị trường, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình để có thể nắm bắt được các cơ hội dự thầu.

Việc tham dự đấu thầu, trúng thầu và tiến hành thi công theo hợp đồng làm cho nhà thầu tập trung đồng vốn của mình vào một trọng điểm đầu tư. Ngay từ quá trình tham gia đấu thầu, nếu trình độ kỹ thuật công nghệ của nhà thầu không cao thì cũng khó có cơ hội trúng thầu, hoặc nếu có trúng thầu thì cũng do trình độ thi công, năng lực dự toán của nhà thầu thấp kém rất dễ dẫn đến bị lỗ. Thực tế này đòi hỏi các nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt như: tổ chức quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị... Có như vậy mới đảm bảo thắng thầu, đảm bảo hiệu quảđồng vốn mình bỏ ra là có lãi, mặt khác nâng cao được trình độ thi công công trình, nâng cao uy tín trên thị trường.

Chọn được thiết bị, công nghệ tiên tiến, đảm bảo công suất của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời nó cũng giúp hạn chế tình trạng đẩy giá lên quá cao, điều mà trước đây các doanh nghiệp Việt Nam trước đây thường mắc phải, do thiếu thông tin về thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện thoại Hà Nội I (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w