Quỹ bảo trì đườngbộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 61 - 68)

II- CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ

2. Nhóm giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng Vốn đầu tư

2.8. Quỹ bảo trì đườngbộ

Thành lập quỹ bảo trì đường bộ là rất cần thiết. CSHT GTVT đường bộ mang tính công cộng rất cao, mọi đối tượng sử dụng đểu phải trả chi phí tương tự như phí sử dụng điện, nước. Ở các nước đều thành lập quỹ đường bộ, các tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA, IBIC…. đã tổ chức hội thảo nhiều lần và tổ chức khuyến nghị Việt Nam cần phải thành lập quỹ đuờng bộ nhằm đảm bảo duy trì hệ thống đường bộ sau khi được xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh. Để đảm bảo nguồn vốn DTBD và đầu tư phát triển GTVT đường bộ cần thiết thành lập quỹ, quỹ sẽ tạo được nguồn vốn ổn định để DTBD và đầu tư phát triển hệ thống đường bộ.

Nguồn hình thành quỹ gồm:

- Nguồn kinh phí giao thông qua giá xăng dầu: đây là nguồn thu chính của Quỹ, và hiện nay Bộ GTVT đề xuất 2 phương án thu phí như sau:

+ Phương án I: Mức thu 500 đồng/ lít xăng và 300đ/lít dầu diezel, thì mỗi năm nước ta thu được khoảng 2.576 tỷ đồng.

+ Phương án II: Tăng thêm 200 đồng/ lít xăng và diezel, thì mỗi năm nước ta thu được khoảng 4.019 tỷ đồng.

- Các khoản thu phí cầu đường bộ: giữ mức thu như hiện nay theo các trạm thu phí trong quy hoạch và trên các tuyền đường được đầu tư xây dựng, nâng cấp chủ yếu từ nguồn vốn vay.

- Thu phí giao thông theo đầu phương tiện cơ giới đường bộ: Với nguyên tắc người sử dụng đường bộ phải trả phí để DTBD và góp phần hoàn trả vốn đầu tư, phí giao thông trên đầu phương tiện được thu một lần khi mua mới phương tiện.

- Thu phí giao thông qua xăm lốp: Khi mua xăm lốp người sử dụng cũng phải trả tỷ lệ % trên giá bán cho việc sử dụng GTVT đường bộ. Việc thu

này phản ánh mức độ hệ thống đường bộ của người có phương tiện cơ giới đường bộ. Mức thu dự kiến 10% giá xăm lốp.

- Tăng mức phí cấp bằng lái xe các loại, mức thu hiện nay quá thấp vì vậy tăng phí cấp và đổi bằng lái xe là cần thiết và dự kiến tăng lên 5 – 10 lần hiện nay. Ô tô từ 30.000đ/ lượt lên 300.000 đ/lượt; xe máy từ 15.000 lên 100.000đ/ lượt

- Tăng mức phí kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ từ 18.000đ len 350.000đ/lượt.

Như vạy so với bảng nhu cầu vốn DTBD cho toàn hệ thống đường trong cả nước thì vấn đề đặt ra là phải có giải pháp để huy động mọi nguồn lực tài chính trong dân cho công tác duy du bảo dưỡng đường bộ là cấp thiết. Tuy nhiên chúng ta phải đưa ra được chính sách hợp lý để có thể khai thác được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngòai nước cho công tác bảo trì hệ thống GTVT đường bộ trong thời gian tới.

Bảng 29. Tổng hợp nguồn thu có thể sử dụng cho công tác bảo trì hệ thống GTVT đường bộ

(ĐVT: Tỷ đồng/ năm)

STT Nguồn thu Bình quân thu/ năm (2006

– 2010) 1 Phí giao thống qua giá bán xăng dầu

Phương án 1 Phương án 2

2.576 4.019

2 Phí sử dụng cầu đường bộ 490

3 Phí kiểm định phương tiện và các phí khác 25 4 Phí giao thông thu trên đầu phương tiện 2.360

5 Phí giao thông thu theo xăm lốp 468

Tổng cộng Phương án 1: 5.843

Phương án 2: 7.345

Đặc biệt, chính phủ cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo văn bản – số 3170/KTN ngày 25/6/1997 và Văn bản số 1038/CP-KTN ngày 3/9/1998: vay vốn đầu tư – thu phí hoàn vốn vay ở những quốc lộ có khả năng thu phí hoàn vốn không gặp trở ngại cho việc lưu thông.

KẾT LUẬN

Công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông đường bộ chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển hệ thống đường bộ ở Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay công tác này vẫn còn bị coi nhẹ, chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông đường bộ vẫn còn nhiều bất cập. Việc tìm kiếm nguồn vốn cho công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông đường bộ hiện nay là một vấn đề thực sự nan giải, trong khi hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này lại không hiệu quả .Kết quả là tốc độ phát triển của hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta còn thấp, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây. Trong thời gian tới, để làm tốt công tác này chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa

Trên đây là một số giải pháp em đã mạnh dạn đưa ra sau quá trình thực tập tại phòng Giao thông đường bộ-cục Kết cấu hạ tầng và đô thị-Bộ Kế hoạch đầu tư. Tuy chưa thật đầy đủ song phần nào cũng có vai trò tích cực phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư cho công tác duy tu và bảo dưỡng hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam trong những năm tới. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo cũng như các cán bộ tại Bộ Kế hoạch đầu tư để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và các cán bộ trong Bộ Kế hoạch đầu tư đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn cho em hoàn thành Chuyên đề này !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Vụ kết cấu hạ tầng và Đồ thị 2001 2. Báo cáo của Vụ kết cấu hạ tầng và Đồ thị 2002 3. Báo cáo của Vụ kết cấu hạ tầng và Đồ thị 2003 4. Báo cáo của Vụ kết cấu hạ tầng và Đồ thị 2004 5. Báo cáo của Vụ kết cấu hạ tầng và Đồ thị 2005 6. Báo cáo tổng hợp 2001-2005

7. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Vụ kết cấu hạ tầng

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN MỘT BƯỚC KẾT CẤU HẠ TẦNG VIỆT NAM PHỤ VỤ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2001

8. Báo cáo của Bộ giao thông vận tại 2001-2005 9. Giáo trinh kinh tế đâu tư

10.Giáo trình lập dự án đầu tư

11. website: mpi.gov.vn 12. www.tuoitre.com.vn 13. www.mt.gov.vn 14.www.giaothong vantai.com.vn 15.www.hcmutrans.edu.vn 16.www.vnexpress.net

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GTVT : Giao thông vận tải

DBTX : Bảo dưỡng thường xuyên GTNT : Giao thông nông thôn ĐBVN : Đường bộ việt nam DTBD : duy tu bảo dưỡng

CNH-HDH : Công nghiệp hoã hiện đại hoá

LQL4 : Tiêu chuẩn chất lượng đường bộ số lớn BDCTĐX : Bồi dưỡng cài tạo đột xuất

BDĐK : Bảo đưỡng định kỳ NSNN : Ngân sách Nhà nước

ODA : Nguồn viện trợ phát triển chinh thức NGO : Tổ chức phi Chính phủ

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCHT : Kết cấu hạ tầng

QLĐB : Quản lý đường bộ SCĐK : Sửa chữa định kỳ SCL : Sửa chữa lớn SCV : Sửa chữa vừa

KS-TKKT-TC : Khảo sát thiết kế kỹ thuật thi công $ : Đô la mỹ

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG I ... 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CÔNG TÁC DTBD HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ... 3

I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ DUY TƯ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯONG BỘ Ở VIỆT NAM. ... 3

1. Công tác duy tư bảo dưỡng hệ thống GTVT đường bộ Việt Nam ... 3

1.1. Khái niệm về hệ thống GTVT đường bộ ... 3

1.2. Đặc điểm của hệ thống giao thông GTVT đường bộ Việt nam ... 4

2. Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tư bảo dưỡng hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam ... 5

II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CÔNG TÁC DTBD HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ... 8

1. Tình hình huy động tổng mức vốn đầu tư cho duy tư bảo dưỡng hệ thống GTVT đường bộ ở Việt Nam ... 8

2. Tình hình huy động tổng mức vốn đầu tư cho duy tư bảo dưỡng hệ thống GTVT đường bộ phân theo từng nguồn vốn ... 13

2.1.Vốn ngân sách ... 13

Bảng 7. Cấp vốn NSNN cho bảo dưỡng đường trong 10 tỉnh tiêu biểu ... 18

2.2. Vốn dân cư ... 19

2.3. Vốn khác ... 20

III- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ DUY TU BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ... 20

BDTX ... 21

TổNG ... 21

Nội dung DTBD ... 22

Tổng cộng ... 22

Tổng ... 23

IV- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO DUY TU BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ... 23

1. Kết quả ... 23

Bảng 14. Cấp vốn NSNN cho bảo dưỡng đường trong 10 tỉnh tiêu biểu ... 23

2. Hạn chế và nguyên nhân ... 24

... 25

Bảng 16. Cấp vốn NSNN cho bảo dưỡng đường trong 10 tỉnh tiêu biểu ... 26

CHƯƠNG II ... 28

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CÔNG TÁC DTBD HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ... 28

I- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ... 28

1. Dự báo nhu cầu sử dụng ... 28

2. Mục tiêu phát triển ... 29

3. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam trong giai đoạn tới nói chung, nhu cầu vốn cho DTBD đường bộ nói riêng ... 31

3.1 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành giao thông đường bộ Việt Nam ... 31 I ... 36 I ... 37 Loại đường ... 39 3.2 Đánh giá chung ... 39

II- CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ DTBD HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ... 41

1. Nhóm giải pháp huy động vốn ... 41

1.1. Tích cực phát hành trái phiếu Chính phủ huy động vốn đầu tư cho các tuyến đường ... 41

1.2. Hoàn thiện chế độ thu phí từ các đối tượng sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. ... 43

1.4. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư thông qua hình thức BOT, BTO, BT ... 49

1.5. Một số biện pháp, hình thức huy động vốn khác ... 50

2. Nhóm giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng Vốn đầu tư ... 51

2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch vốn dành cho công tác duy tu bảo dưỡng KCHT GTVT đường bộ ... 51

2.2. Thực hiện việc điều chỉnh vốn đầu tư và công tác duy tu bảo dưỡng GTVT đường bộ một cách hợp lý trong từng thời kỳ nhất định ... 53

2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng và DTBD hệ thống GTVT đường bộ. ... 54

2.4. Xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng vốn kéo dài trong xây dựng và DTBD hệ thống GTVT đường bộ ... 56

2.5. Khai thác và sử dụng triệt để các loại vật liệu tại chỗ. ... 57

2.6. Về tổ chức quản lý, DTBD quốc lộ ... 57

2.7. Giải pháp cơ bản sử dụng vốn đầu tư NSNN cho giao thông đường bộ ... 58

2.8. Quỹ bảo trì đường bộ ... 61

KẾT LUẬN ... 64

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w