Những nhận xét chung về công tác kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lơng thực cấp I Lơng Yên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại công ty lương thực cấp I Lương Yên (Trang 112 - 115)

Qua quá trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty lơng thực cấp I Lơng Yên, kết hợp với những kiến thức tiếp thu đợc trong quá trình học tập tại nhà trờng em nhận thấy:

Trải qua một thời gian từ khi bớc vào cơ chế thị trờng.Công ty lơng thực cấp I Lơng Yên đã vợt qua mọi thử thách và tự khẳng định mình. Đó là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Kết quả đó không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về lợng mà còn bao gồm cả sự lớn mạnh toàn diện về trình độ quản lý của công ty. Trong sự phát triển chung của công ty bộ phận kế toán cũng có sự lớn mạnh và thực sự là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp.

Bộ máy kế toán của công ty lơng thực cấp I Lơng Yên đợc tổ chức hợp lý, hoạt động có nề nếp. Đội ngũ nhân viên có trình dộ chuyên môn vững vàng, yêu nghề. Cùng với sự thay đổi lại toàn bộ hệ thống tài khoản kế toán của Nhà nớc dẫn đến sự thay đổi cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và sổ sách kế toán của công ty cho phù hợp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, giúp lãnh đạo công ty đánh giá đợc hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ, qua đó xây dựng kế hoạch sản xuất kỳ tiếp theo cho phù hợp với yêu cầu thị trờng.

Công ty là một doanh nghiệp vừa chế biến vừa kinh doanh lơng thực trên nhiều địa bàn khác nhau nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức cơ cấu - bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là thích hợp, đảm bảo sự lãnh đạo của kế toán trởng cũng nh sự quản lý chặt chẽ ở các chi nhánh tại các điạ phơng khác nhau.

Công ty áp dụng phơng pháp kê khai thờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng đợc yêu cầu theo dõi thờng xuyên tình hình biến động vật t, hàng hoá.

Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng hiểu biết, đáp ứng yêu cầu của kế toán tài chính, kế toán quản trị hiện nay. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đợc tiến hành hàng quý khá nề nếp.Việc phối hợp giữa các nhân viên kế toán nhịp nhàng giúp cho số liệu hạch toán ghi chép đợc chính xác, đầy đủ là cơ sở đảm bảo cho giá thành sản phẩm đợc tính toán chính xác.

Công ty áp dụng phơng pháp kê khai thờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng đợc yêu cầu theo dõi thờng xuyên tình hình biến động vật t, hàng hoá.

Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất công ty đã thực hiện các biện pháp tích cực. Cụ thể là công ty đã thực hiện chế độ khoán quỹ lơng, trả l- ơng theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích công nhân hăng hái lao động, đồng thời sử dụng hết công suất của máy móc, thiết bị.

Bên cạnh những thành công đã đạt đợc trong công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì vẫn còn một số tồn tại mà công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu quản lý.Những tồn tại đó là:

Tồn tại 1: Về hình thức sổ kế toán

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ song thực tế việc áp dụng cho phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cha đúng theo hình thức này. Cụ thể:

- Không lập chứng từ ghi sổ.

- Không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Phiếu kế toán có mẫu thiết kế vào mục đích sử dụng nh sổ nhật ký chung. Tuy nhiên nếu Nhật ký chung dùng để ghi chép hàng ngày trực tiếp từ chứng từ gốc

Tồn tại 2: Về việc sử dụng tài khoản.

Kế toán cha làm đúng hệ thống chế độ kế toán ban hành ngày 1/1/1996 vì không sử dụng một số tài khoản nh:

- Tài khoản 621 “ Chi phí NVLTT “ để tập hợp chi phí nguyên vật liệu. - Tài khoản 622 “ Chi phí NCTT “ để tập hợp chi phí nhân công.

Kế toán sử dụng tài khoản 154 để tập hợp khấu hao TSCĐ mà không sử dụng tài khoản 627. Việc sử dụng tài khoản 627 để hạch toán tiền thu sử dụng vốn là sai quy định và khoản này phải hạch toán vào tài khoản 421 để giá thành sản phẩm khỏi tăng lên một cách bất hợp lý.

Nh vậy, những điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các chi phí phát sinh trong kỳ và khó khăn cho việc tính giá thành theo khoản mục.

Tồn tại 3: Về việc tập hợp các khoản chi phí.

ở công ty việc tập hợp một số chi phí không hoàn toàn chính xác. Cụ thể:

- Đối với chi phí bao bì chi thêm để đóng gói mì: Tại công ty khi kết thúc quy trình công nghệ sản xuất, thành phẩm mì gồm các loại mì với các phẩm cấp khác nhau trong đó có mì gói. Tuy nhiên, để mì gói bán đợc ra ngoài cần phải gia công thêm bằng cách đóng gói. Theo tôi khoản chi phí này nên hạch toán vào chi phí bán hàng, tập hợp riêng cho mì gói. Việc hạch toán nh vậy làm cho công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành đơn giản hơn.

- Đối với chi phí nhân công: Theo đúng chế độ kế toán quy định, phải bao gồm cả kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ 2 % tiền lơng công nhân sản xuất. Nhng kế toán công ty đã đa chi phí này vào chi phí quản lý doanh nghiệp làm giảm chi phí sản xuất tập hợp đợc, giảm giá thành một cách bất hợp lý.

- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Theo nguyên tắc hàng kỳ phải trích đủ số khấu hao đã tính bình quân vào giá thành nhng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty đã không làm nh vậy. Việc tập hợp chi phí khấu hao trong kỳ nhiều hay ít phụ thuộc vào sức chịu đựng của giá thành. Nh vậy là không đúng chế độ kế toán ban hành.

Tồn tại 4: Về cách phân loại chi phí.

Chi phí sản xuất ở công ty đợc tập hợp theo yếu tố nên việc hai yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền gọi chung là chi phí sản xuất chung là cha hợp lý vì nếu tập hợp chi phí theo yếu tố thì hai yếu tố chi phí này phải đợc tách ra, quản lý riêng.

Tồn tại 5: Về công tác tính giá thành sản phẩm.

Công tác tính giá thành sản phẩm còn một số điểm cần xem xét:

- Giá thành tại đơn vị không đợc tính toán chi tiết theo khoản mục chi phí gây khó khăn lớn cho việc đánh giá, phân tích từng khoản mục chi phí trong giá thành.

- Kế toán tính giá thành không sử dụng sổ, bảng tính giá thành theo quy định làm cho công tác quản lý giá thành của từng đối tợng tính giá thành không thực hiện đợc.

- Phơng pháp tính giá thành doanh nghiệp áp dụng là phơng pháp hệ số, tuy nhiên hệ số quy đổi doanh nghiệp áp dụng không thống nhất. Cụ thể kế toán căn cứ cả vào giá bán và trọng lợng sản phẩm để tính hệ số quy đổi.

- Bên cạnh đó, cuối mỗi kỳ báo cáo sau khi đã tính toán xác định đợc giá thành sản phẩm cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành sản phẩm để tìm biện pháp hạ giá thành nhng ở công ty cha tiến hành công việc này.

Trên đây là một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty lơng thực cấp I Lơng Yên với mong muốn đợc góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty.

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty lơng thực cấp I Lơng Yên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại công ty lương thực cấp I Lương Yên (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w