Vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam (Trang 51)

- Vùng núi cao: Với các mô hình luân canh rừng – rẫy, chăn thả dưới tán rừng, canh

9.2.4.Vùng Bắc Trung Bộ

Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tổng diện tích là 5,15 triệu ha (chiếm 15,6% diện tích cả nước) độ che phủ rừng 44% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003)

Tất cả các tỉnh trong vùng đều nằm trải dài từ ven biển đến núi cao trên biên giới với Lào. Cho nên điều kiện địa hình sinh thái ở đây rất đa dạng có đầy đủ các tuyến địa hình. Vùng này cũng là vùng ẩm ướt, với lượng mưa cao (như ở Huế đạt xấp xỉ 3000mm/năm); tài nguyên rừng tự nhiên còn khá phong phú cả về số lượng và chất lượng.

Trên tuyến ven biển của vùng này đa phần là sự hiện diện của cồn cát, đầm phá. Vì thế, sản xuất nông lâm nghiệp ở đây trước hết phải là trồng rừng phòng hộ cải tạo đất cát, tiến tới có thể trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò và trồng các loài cây nông nghiệp (khoai lang, đậu, lạc,...) để có sản phẩm lương thực thực phẩm, ngoài ra tận dụng mặt nước để nuôi tôm cá nước lợ.

Trong tuyến nội đồng cần phát triển mạnh VAC ở các hộ gia đình với các loài cây đa tác dụng vừa cho sản phẩm vừa cải tạo đất và cung cấp chất đốt trong vùng. Đồng thời đẩy mạnh trồng cây phân tán góp phần phòng chống gió bão thường xuyên xảy ra ở vùng này.

Ở tuyến đồi núi cần đẩy mạnh áp dụng hệ thống lâm súc, đặc biệt là việc nuôi hươu ở các hộ gia đình vốn đã có truyền thống và kinh nghiệm lâu năm ở vùng này để tận dụng được chất xanh thô của rừng và các phụ phẩm nông nghiệp tạo ra hàng hoá chất lượng cao.

Đây cũng là vùng có thể trở thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp mía đường, công nghiệp thực phẩm như mía, chè, dứa và nhất là cây lạc vốn có truyền thống từ lâu. Ngoài ra ở một số địa điểm đất đỏ bazan (Phủ Quì, Do Linh.) có thể trồng các cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao như cà phê, hồ tiêu, cao su... theo phương thức Taungya.

Một phần của tài liệu Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam (Trang 51)