Nônglâm kết hợp ở qui mô hộ gia đình, trong các trang trại và trồng rừng kinh tế 1 Nông lâm kết hợp qui mô hộ gia đình

Một phần của tài liệu Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

- Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng Bắc Kạn

6. Nônglâm kết hợp ở qui mô hộ gia đình, trong các trang trại và trồng rừng kinh tế 1 Nông lâm kết hợp qui mô hộ gia đình

Quy mô sản xuất trong các hộ gia đình nhỏ, với diện tích chỉ khoảng dưới 1 ha hoặc 2- 3 ha (đối với miền núi) nên việc áp dụng việc trồng xen các loài cây là rất cần thiết nhằm tận dụng tối đa quỹ đất hiện có. Việc làm nông lâm kết hợp ở đây do chủ hộ và các thành viên trong gia đình tổ chức thực hiện.

Các biện pháp kỹ thuật nông lâm kết hợp trong quy mô hộ gia đình là áp dụng những kinh nghiệm truyền thống của gia đình trong việc sử dụng các loài cây bản địa hiện có. Mô hình nông lâm kết hợp thích hợp là: Vườn quả, vườn rừng và rừng vườn (Táo + Lạc, đậu tương; Vải thiều + Dong riềng; Mít + Chè, dứa...)

Sản phẩm do nông lâm kết hợp trong quy mô hộ gia đình thường ít có khả năng trở thành hàng hóa, chủ yếu để gia đình dùng, cung cấp thêm lương thực và thực phẩm cải thiện bữa ăn hàng ngày.

6.2. Nông lâm kết hợp trong trang trại

Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp dựa trên sự hợp tác và phân công lao động do chủ trang trại tổ chức phù hợp với các quy định của Nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 3/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Tổ chức thực hiện trang trại nông lâm kết hợp là sự kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo của nhà nước với sự tự chủ của các chủ trang trại

Hệ thống NLKH (Rừng-hoa màu-lúa nước) trong các trang trại được xây dựng ở các khu vực cảnh quan đồi núi rộng lớn. Rừng tự nhiên hay rừng trồng ở đỉnh đồi đRưRợc quản lý bởi lâm trường hoặc cộng đồng địa phương. Thông thường một hệ thống thuỷ lợi được xây dựng để đưa nước tưới về trồng rau màu trên ruộng bậc thang và canh tác lúa nước ở thung lũng.

Việc sắp xếp theo không gian giữa các thành phần rừng, màu và lúa nước giúp chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nhờ vậy, cả khu vực được quản lý sử dụng đất một cách thích hợp.

Đối với vùng đồi núi thì trang trại là một mô hình rất tốt và phù hợp để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, và chế biến nông lâm sản góp phần giải quyết việc làm, cung cấp lương thực, thực phẩm và thu nhập cho các hộ nông dân. Trang trại nông lâm kết hợp là một xu thế phát triển phù hợp với sản xuất hàng hóa quy mô vừa và nhỏ

Một số hệ thống NLKH cải tiến có triển vọng được áp dụng trong các trang trại là: (1) Hệ thống canh tác xen theo băng là hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các hàng cây và canh tác hoa màu ở khoảng đất giữ 2 hàng cây này. (Hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc-SALT 1; Hệ thống – nông – lâm - đồng cỏ SALT 2; Hệ thống canh tác nông- lâm bền vững – SALT 3; Hệ thống nông lâm nghiệp với cây ăn quả - SALT 4.

(2) Hệ thống hàng rào cây xanh: trồng cây ranh giới xung quanh nông trại hay vRưRờn hộ gia đình.

(3) Đai rừng phòng hộ chắn gió.

(4) Hệ thống canh tác cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành rừng trồng (Taunya).

(5) Hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp. (6) Hệ thống lâm ngRư kRết hợp

Các trang trại nhỏ và vừa ở vùng rừng núi nên áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp là:

- Áp dụng các kỹ thuật luân canh giữa các loài cây lương thực với các loài cây họ đậu - Trồng xen ở vụ thứ hai khi loài cây ở vụ thứ nhất còn đang sinh trưởng, như thế sẽ bớt công làm đất thêm. Nhờ việc trồng xen này mà đất được bảo vệ khỏi xói mòn

- Canh tác theo đường đồng mức và làm các công trình phụ để phòng hộ như bờ tường đá, đai cây xanh

- Tận dụng các nguồn phân hữu cơ sẵn có (các chế phẩm của hoa màu, phân chuồng hoai, phân xanh....) để làm giàu đất

- Dùng các sản phẩm thân cành nhánh của cây hoa màu để tạo các rào cản cơ giới giảm xói mòn

- Đa dạng hóa cây trồng trong trang trại về cấu trúc và chức năng để phòng hộ đất giảm xói mòn

- Bảo vệ rừng tự nhiên hay trồng lại rừng ở đỉnh cao nhất của đất trang trại để phòng hộ đồng thời sản xuất gỗ củi và các sản phẩm khác cho trang trại

- Bảo vệ đất trong giai đoạn bỏ hóa. Sử dụng các chất tủ đất hữu cơ để bảo vệ mặt đất khỏi bị phơi ra nắng, bào mòn bởi gió, mưa lớn

- Nuôi nhốt các loại gia súc để tận dụng phân chuồng và nguồn thức ăn có sẵn trong trang trại.

- Những kỹ thuật canh tác trên đất dốc có thể áp dụng trong trang trại là: (1) Hệ thống canh tác xen theo băng (SALT); (2) Hệ thống đai phòng hộ chắn gió; (3) Hệ thống Taungya

- Kỹ thuật gây trồng các loài cây trong trang trại nông lâm kết hợp: Xây dựng và quản lý vườn ươm cây cho trang trại.

Nhân giống vô tính cây ăn quả Trồng cây bản địa, đa tác dụng Trồng và chăm sóc vườn cây ăn quả Chăn nuôi trong trang trai

Sản phẩm từ kinh tế trang trại là rất lớn, trong đó sản phẩm từ nông lâm kết hợp đóng vai trò quan trọng từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản. Sản phẩm này trở thành hàng hóa và có thị trường tiêu thụ rộng lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và miền núi

6.2. Nông lâm kết hợp trong trồng rừng kinh tế

Việc kết hợp trồng các loài cây nông nghiệp trong trồng rừng kinh tế là chủ trương và yêu cầu của các nhà quản lý lâm nghiệp. Cây trồng xen thường là cây lương thực, thực phẩm, dược liệu. Nhà nước quy định toàn bộ sản phẩm từ cây trồng kết hợp này được người dân hưởng. Việc trồng xen này được thực hiện trong giai đoạn rừng trồng chưa khép tán, thậm chí ngay cả khi rừng trồng đã khép tán. Ví dụ: khi rừng chưa khép tán thì trồng lúa nương, sắn, lạc.. Khi rừng trồng đã khép tán thì trồng sa nhân dưới tán. Mô hình nông lâm kết hợp trong rừng kinh tế còn là chăn nuôi trân bò, chăn thả luân phiên dưới tán rừng trồng.

Khác với quy mô hộ gia đình, tổ chức sản xuất nông lâm kết hợp trong trồng rừng kinh tế được nhà nước chủ trương và trợ giúp người dân để thực hiện.

Sản phẩm từ cây nông nghiệp ngắn ngày được trồng kết hợp trong rừng kinh tế thường lớn (ngô, lúa, lạc, đậu) và có thể trở thành hàng hóa. Thị trường tiêu thụ không chỉ tại các chợ của địa phương mà có thể lưu thông tới các vùng lân cận

7. Quản lý sử dụng đất và cây trồng vật nuôi trong nông lâm kết hợp 7.1. Nguyên tắc chung để lựa chọn đất sử dụng canh tác nông lâm kết hợp

Một phần của tài liệu Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)