Khai thác sử dụng rừng trồng

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

4. Nguồn nguyên liệu gỗ

4.4. Khai thác sử dụng rừng trồng

Cùng với việc thực hiện giảm dần lượng khai thác hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên là chuyển hướng đẩy mạnh trồng rừng và tăng cường sử dụng nguyên liệu rừng trồng vào sản xuất, chế biến các loại sản phẩm.

Trong vòng 15 năm gần đây, ngành Lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng được khoảng 100.000 ha rừng kinh tế, bước đầu đã hình thành vùng rừng trồng thâm canh gắn với chế biến lâm sản, giống cây lâm nghiệp cũng được quan tâm, nhiều giống mới đã được lựa chọn khảo nghiệm và đưa vào sử dụng, năng suất, chất lượng rừng trồng dần được nâng cao.

Hiện nay có khoảng 1,3 triệu ha rừng sản xuất, chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho chế biến giấy, ván nhân tạo (ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi), băm dăm, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản. Trữ lượng gỗ rừng trồng cả nước có khoảng 35,6 triệu m3 gỗ, chiếm 4,1% tổng trữ lượng gỗ cả nước.

Phân bổ theo các cấp tuổi như sau: Cấp tuổi II : 13.483.652 m3 Cấp tuổi III : 9.582.695 m3 Cấp tuổi IV : 5.363.751 m3 Cấp tuổi V : 2.115.971 m3 Cấp tuổi VI : 32.103 m3

Cơ cấu các loài cây bao gồm: Thông, Bạch đàn, Tràm, Keo, Đước, Mỡ và các loài cây khác.

Với trữ lượng rừng hàng năm có thể khai thác khoảng từ 1,5 đến 2 triệu m3/năm và có xu hướng tăng lên trong những năm sau này.

Tuy nhiên do hạn chế của gỗ rừng trồng chủ yếu là cây mọc nhanh, gỗ nhỏ, độ bền cơ học thấp, vì vậy phần lớn chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván nhân tạo như ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi, dăm mảnh, giấy, bao bì.

Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của rừng trồng, trong quá trình kinh doanh cần lựa chọn những loài cây như Bạch đàn trắng, Bạch đàn chanh, Keo lá tràm, Keo lai... nuôi dưỡng thành gỗ lớn để giải quyết nhu cầu cho công nghiệp chế biến sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, hàng mỹ nghệ. Mặt khác cũng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức và hộ gia đình trồng rừng gỗ lớn, gỗ quí hiếm để cùng với việc phục hồi loại gỗ này ở rừng tự nhiên tạo nguồn cung cấp lâu dài cho sản xuất đồ gỗ, góp phần thay thế cho việc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)