Khả năng và triển vọng sử dụng gỗ phế thải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 63 - 64)

Ngày nay gỗ rừng tự nhiên đã cạn kiệt, xu hướng của thời đại là phát triển công nghiệp sản xuất ván nhân tạo.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ, ván nhân tạo đã được quan tâm phát triển mạnh, trong đó có công nghiệp sản xuất ván dăm và ván sợi.

Cho đến nay, các nhà máy sản xuất ván dăm và ván sợi đang gặp khó khăn về nguồn cung ứng nguyên liệu, gỗ rừng trồng không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất.

Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, hàng năm chúng ta đã bỏ phí một lượng rất lớn gỗ phế liệu ở nhiều dạng khác nhau.

Để có thể tận dụng hiệu quả các nguồn phế liệu gỗ nói trên, có thể quy hoạch các khu vực sản xuất liên hoàn giữa khai thác, sản xuất đồ gỗ và sản suất ván nhân tạo.

Hiện tại các cơ sở chế biến gỗ có thể cung ứng được một lượng gỗ phế liệu tập trung, đủ cung cấp nguyên liệu (phế liệu gỗ) cho các dây chuyền sản xuất ván dăm hoặc ván sợi có quy mô nhỏ, khoảng 15.000-25.000 m3 sản phẩm/năm, tuy nhiên phải kết hợp với nguồn gỗ rừng trồng.

Trong tương lai, sản lượng sản phẩm ván dăm và ván sợi sẽ tăng mạnh mẽ. Thông thường, nguyên liệu cung cấp cho sản xuất ván dăm chủ yếu từ gỗ phế liệu. Trong thời gian

tới, sẽ hình thành các hệ thống thu gom phế thải của các nhà máy sản xuất đồ gỗ. Tuỳ theo mục đích sử dụng, phế liệu gỗ được phân loại và xử lý theo các biện pháp khác nhau.

Đối với phế liệu của các khu sản xuất đồ gỗ, có thể đặt hệ thống các máy băm dăm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển dăm gỗ đến các cơ sở chế biến, theo đó giảm được giá thành vận chuyển.

Đối với phế liệu gỗ trong rừng, có thể sử dụng các máy băm dăm lưu động, tạo ra mạng lưới thu gom dăm gỗ, phục vụ công nghiệp chế biến ván dăm và ván sợi.

Mức sống của người dân đang được cải thiện, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chắc chắn sẽ tăng cao, việc tận dụng phế liệu của các cơ sở sản xuất đồ gỗ đề tạo sản phẩm sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Nhu cầu về sản phẩm than hoạt tính ngày càng tăng mạnh trên thị trường trong nước và thế giới. Than hoạt tính là một loại sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao, nguồn nguyên liệu luôn sẵn có từ phế liệu gỗ, từ một khối gỗ phế liệu nếu tạo ra được than hoạt tính có chất lượng cao, thì giá trị kinh tế thu được cao hơn rất nhiều so với sản phẩm được tạo ra từ một khối gỗ tròn.

Vì vậy, trong tương lai gần than hoạt tính sẽ là một loại sản phẩm (từ phế liệu) thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp biết nắm bắt nhu cầu thị trường.

Gỗ phế liệu cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu phục vụ công nghệ thuỷ phân, nhiệt phân gỗ và công nghệ sản xuất tơ sợi nhân tạo, đĩa phim...

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)