Giai đoạn 26/2/1999 đến nay.

Một phần của tài liệu Nhập môn tài chính tiền tệ (Trang 41 - 53)

1. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá , tập trung kinh tế.

2.2.4. Giai đoạn 26/2/1999 đến nay.

Trước ngày 26/2/99 TGHĐ được ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày và trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng được phép mua bán trong một biên độ nhất định. Ngoài ra còn tồn tại một loại tỷ giá là tỷ giá chợ đen tạo ra một hệ thống đa tỷ giá phức tạp tỷ giá chính thức của NHNN công bố không được xác định theo tín hiệu thị trường nên không có ý nghĩa kinh tế. Tuy vậy khi có sự thay đổi của tỷ giá vẫn có những tác động đến nền kinh tế.

Đến nay khi nền kinh tế vận động mạnh theo cơ chế thị trường thì việc xác định tỷ giá như trên không còn phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Từ 26/2/99 TGHĐ chính thức công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân

hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao dịch cũng được rút xuống là ( 0,1%.

(Quyết định 64/1999 QĐ - NHNN7 và 65/1999/QĐ-NHNN7).

Có thể nói đây là một bước đổi mới rất quan trọng không những trong quan niệm, trong tư duy mà cả trong thực tiễn quản lý, với cơ chế này làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường vận động một cách khách quan phản ảnh đúng hơn các quan hệ cung cầu về ngoại tệ ở trên thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới.

Song song với việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá NHNN Việt Nam cũng đã có quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất (QĐ số 241/2000/QD NHNN1 ngày 2/8/2000 bằng việc bãi bỏ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản thay bằng và tổ chức tài chính được quyền ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng nhưng không được vượt qua mức lãi suất cơ bản và biên độ quy định trong từng thời kì.

Trong năm 2007 và quý I/2008, VND lên giá do vốn nước ngoài vào nhiều, lãi suất VND tăng cao, lãi suất USD giảm nên có hiện tượng chuyển dịch từ ngoại tệ sang VND, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi giảm từ 25,9% năm 2006 xuống 21,5% vào tháng 4/2008, trong khi đó vay bằng ngoại tệ lại tăng từ 21% lên 23%. Nhưng từ tháng 5/2008 đến nay, thị trường ngoại tệ có diễn biến ngược lại, huy động ngoại tệ tăng nhanh, tín dụng ngoại tệ có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân chính là do vào thời điểm giữa tháng 5, tỷ giá VND/USD đảo chiều (VND mất giá mạnh). Những diễn biến bất thường trên thị trường ngoại tệ có thể gây mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại, gây mất an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó nền kinh tế Việt Nam bị chao đảo nghiêm trọng.

Hiện nay, theo các chuyên gia, VND đang được định giá cao hơn giá trị thực của nó do lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của 17 đối tác thương mại chính. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc neo VND so với USD khiến nhập khẩu tăng mạnh, xuất khẩu chịu thiệt, trong khi Việt Nam đang cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam lại cho thấy, xuất nhập khẩu đều tăng mạnh. Lấy tỷ giá của đồng nội tệ/USD của các nước Việt Nam, Philippines (phil), Trung Quốc (China), Thái Lan và Malaysia ở mỗi thời điểm chia cho tỷ giá tương ứng ở tháng 1-2005 (để có điểm gốc là 1 cho tiện so sánh). Biến động tỷ giá như vậy từ 1-2005 đến tháng 4-2008 được biểu hiện trên Hình 1 dưới đây:

Hình 1: (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/(tỷ giá đồng nội tệ/USD tháng 1-2005. (Nguồn: Dragon Capital)

Trong thời gian này đồng USD đã mất giá đáng kể so với các đồng tiền khác (như Euro, Yên hay Bảng Anh) và cũng mất giá so với các đồng tiền của Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, nói cách khác các đồng tiền này đã lên giá so với USD (Pillipines cỡ 27%, Trung Quốc cỡ 16%, Thái Lan và Malaysia cỡ 20% vào tháng 4 - 2008 so với tháng 1-2005) như có thể thấy trên hình 3. Ngược lại đồng Việt Nam vẫn bị neo vào đồng USD (thậm chí còn mất giá so với USD).

Theo các chuyên gia của Dragon Capital, chính chế độ tỷ giá hối đoái này đã khuếch đại tác động của sự tăng giá thức ăn và năng lượng thế giới lên giá cả ở Việt Nam và gây ra lạm phát tăng nhanh so với các nước đó (Hình 2).

Hình2 :. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia Theo cách nghĩ của lý thuyết kinh tế truyền thống đồng nội tệ (VND) yếu sẽ kích thích xuất khẩu, VND mạnh (lên giá) sẽ kích thích nhập khẩu và gây khó khăn cho xuất khẩu.

Tuy nhiên cách suy nghĩ này không hoàn toàn đúng. Với đồng VND yếu (xem Hình 1) xuất khẩu của Việt Nam đúng là đã tăng trưởng rất ngoạn mục (năm 2007 tăng 22,5%, 4 tháng đầu năm 2008 tăng 27,6% (tất cả đều được tính bằng USD nếu trừ đi phần USD mất giá thì thành tích tăng trưởng xuất khẩu chưa hẳn đã tốt).

Thế nhưng nhập khẩu còn tăng nhanh hơn nhiều, 44% năm 2007 và 71% trong 4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, làm cho nhập siêu ở mức báo động. Có thể thấy cách nghĩ truyền thống đã quá đơn giản hóa vấn đề và không thể đứng vững.

Với khái niệm phản thân của mình, George Soros [Giả kim thuật Tài chính, The Alchemy of Finance, tr.27-45 và 69-80] gợi ý cách suy nghĩ thực tiễn hơn nhiều: Tỷ giá hối đoái mạnh (trong trường hợp của chúng ta tức là để VND lên giá) sẽ kiềm chế lạm phát: lương ổn định và giá các mặt hàng nhập khẩu rớt (đáng tiếc tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng ở ta quá nhỏ phản ánh chính sách “thay thế nhập khẩu” vẫn rất thịnh hành). Theo ông, (tr.69-70) nếu các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng nhập khẩu lớn (mà ở nước ta là như vậy) thì một nước vẫn có khả năng cạnh tranh bất chấp sự lên giá liên tục của đồng nội tệ như Tây Đức của các năm 1970 là một ví dụ.

Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và cái kia là kết quả. Ông gọi một quan hệ vòng tự tăng cường lẫn nhau như vậy là một vòng ác luẩn quẩn (vicious circle) khi đồng nội tệ mất giá và lạm phát gia tăng và là vòng thiện (benign circle) khi điều ngược lại xảy ra.

Đồng USD mất giá, VND được neo vào USD cũng mất giá theo (thậm chí cả so với USD, xem Hình 1), lạm phát tăng cao. Rõ ràng chúng ta đang ở trong một vòng ác luẩn quẩn theo nghĩa của Soros. Cần phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này.

Việc nới lỏng biên độ tỷ giá vừa qua chỉ có tác động nhất thời. Theo các chuyên gia của Dragon Capital Ngân hàng Nhà nước đã dùng các công cụ chính sách thắt chặt tiền tệ (thắt chặt cung tiền, thắt chặt tín dụng), áp đặt trần lãi suất vừa qua mang tính hành chính và đã không có hiệu quả và không thể trì hoãn việc cải tổ chính sách tỷ giá.

Do thắt chặt tiền tệ đã xảy ra vấn đề thiếu thanh khoản, do bị áp trần lãi suất nên ngân hàng khó thu hút được tiền trong dân cư, kích thích người dân đầu tư và giữ vàng và/hay ngoại tệ. Các sàn giao dịch vàng đang đua nhau mở cửa là một dấu hiệu không mấy lành mạnh. Hơn nữa nhập siêu quá lớn khiến nhu cầu ngoại tệ càng cao.

Vì vậy nền kinh tế bị càng bị đô la hóa (và vàng hóa) hơn. Và USD khan hiếm là không khó hiểu. Các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi USD, khiến chênh lệch lãi suất USD ở trong nước và ngoài nước ngày càng doãng ra, điều này lại khuyến khích các dòng vốn ngắn hạn (đầu cơ hay cho ngân hàng trong nước vay ngắn hạn) chảy vào gây áp lực hơn nữa lên lạm phát.

Qua những phân tích trên ta dễ dàng nhận thấy: Không thể dùng các biện pháp hành chính, không thể áp trần lãi suất vì làm như vậy chỉ khiến cho tình hình khó khăn thêm và là lợi bất cập hại. Nên để cho lãi suất phát huy tác dụng sàng lọc, lựa chọn của nó. Và cũng rất nên xem xét lại tình trạng USD hóa và chế độ tỷ giá hối đoái.

Những tháng đầu năm 2008 , cung ngoại tệ trên thị trường tăng mạnh, tỷ giá xuống quá thấp. Đến ngày 21/3/2008, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước công bố chỉ còn 15.990 VND/USD, giảm tới 15 VND/ USD so với ngày 20/3/2008 và giảm gần 100 VND/USD so với thời điểm đầu năm 2008; tỷ giá mua bán của Ngân Hàng Thương Mại với doanh nghiệp cũng chỉ còn 15.830 – 15.840 VND/USD, giảm 1,5% so với đầu năm 2008…

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạn chế mua ngoại tệ của Ngân hàng thương mại và từ đó NHTM cũng hạn chế mua ngoại tệ của doanh nghiệp. Trước sức ép đó của thị trường, mới đây, NHNN đã cho phép NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thực hiện thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ theo tỷ giá thoả thuận với doanh nghiệp.

Hiện nay nhiều NHTM cũng có văn bản kiến nghị NHNN cho họ được phép thực hiện cơ chế thoả thuận nói trên. Trước tình hình đó, từ trung tuần tháng 3/2008, Vụ quản lý ngoại hối NHNN có văn bản yêu cầu các NHTM có nhu cầu mua bán ngoại tệ tiền mặt thì gửi hồ sơ về NHNN kèm dự thảo quy trình thực hiện.

Như vậy dự kiến sẽ có nhiều NHTM được thực hiện cơ chế tỷ giá thoả thuận và khả năng NHNN sẽ nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ +/-1% hiện nay lên +/-1,25% hoặc +/-2,0%, thậm chí +/-3% - 9% như một số ý kiến đã đưa ra. Nếu thực tế diễn ra như vậy thì tỷ giá sẽ linh hoạt hơn, phản ánh sát diễn biến của thị trường theo hướng tiến tới cớ chế thả nổi về tỷ giá.

Một trong số 19 biện pháp kiềm chế lạm phát được Thủ tướng Chính phủ đưa ra mới đây có chỉ đạo NHNN thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá theo nguyên tắc thị trường. Điều đó có nghĩa là tỷ giá phải được diễn biến linh hoạt trên cơ sở cung cầu về ngoại tệ trên thị trường. NHNN không neo giữ tỷ giá cứng nhắc cộng với biên độ giao dịch tỷ giá của NHTM với khách hàng quá chật hẹp là +/-0,75% như trong năm 2007 và trước đó.

Vì vậy từ thực tế kinh nghiệm áp dụng thí điểm tại Eximbank, việc NHNN cho triển khai rộng rãi cơ chế tỷ giá thoả thuận cũng là việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp kiềm chế làm phát. Khi đó tỷ giá giảm làm cho hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu chuyển vào Việt Nam rẻ hơn, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thì khó khăn hơn.

Không những vậy, cơ chế thoả thuận về tỷ giá giữa doanh nghiệp và NHTM còn khắc phục được những bất hợp lý trong thực tiễn hiện nay. Bởi vì từ ngày 10/3/2008, NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá của các NHTM với khách hàng được tăng từ +/-0,75% lên +/ - 1,0%, nhưng do diễn biến của thị trường, các NHTM và doanh nghiệp đã "lách luật" bằng việc thoả thuận với nhau một mức phí với nhiều tên gọi khác nhau, như: phí “quản lý ngoại tệ tiền mặt“, phí “kiểm đếm ngoại tệ tiền mặt”, phí thu đổi ngoại tệ,... phổ biến ở mức

khoảng 2%. Do đó thực tế tỷ giá của doanh nghiệp bán cho NHTM còn thấp hơn rất nhiều tỷ giá danh nghĩa. Hoặc thực tế tỷ giá NHTM mua USD của doanh nghiệp thấp hơn 3% so với tỷ giá do NHNN công bố, chứ không phải 1% như quy định.

Kể từ ngày 10/3/2008 khi áp dụng biên độ giao dịch tỷ giá +-1,0%, NHTM cổ phần Đông Á cũng chính thức đưa ra mức biểu phí từ 1,7% - 2,4% trên số USD mà khách hàng bán cho ngân hàng. Mặc dù niêm yết như vậy nhưng thực tế biểu phí áp dụng phổ biến là 2,3% - 2,4%, tính ra tỷ giá NHTM CP Đông Á mua vào chỉ có 15.497 VND/USD, tương đương tỷ giá mua vào trên thị trường tự do. NHTM CP phát triển nhà TPHCM cũng công khai việc khấu trừ thêm 2% trên tỷ giá khi khách hàng bán USD cho ngân hàng.

Một số NHTM còn thực hiện mức phí cao hơn các NHTM nói trên. Cụ thể như ngày 12/3/2008, tỷ giá mua vào thấp nhất theo đúng biên độ của NHNN là 15.860 VND/USD, nhưng sau khi trừ đi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ thì tỷ giá thanh toán lại cho khách hàng của ACB chỉ còn 15.460 VND/USD, chỉ bằng 96,5% tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố, tức tương ứng thấp hơn 3,5%, thay cho mức 1,0% theo quy định, như vậy phí ở đây là 2.5 %.

Tỷ giá thực tế thanh toán cho khách hàng của NHTM CP Đông Nam Á là 15.241 VND, với mức phí tương ứng khoảng 3,9%. Không chỉ có các NHTM cổ phần, mà nhiều chi nhánh NHTM Nhà nước cũng vượt rào lách luật. Cụ thể như tỷ giá thực tế sau khi khấu trừ phí thanh toán cho khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT là 15.495 VND/USD, tương đương với mức phí 2,3%; của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 15.310 VND/USD, mức phí tương đương 3.5 %; …

Một phương thức khác là các NHTM lách luật bằng việc ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, tức là doanh nghiệp chuyển đổi USD của mình cần bán sang euro, yên Nhật, hay bảng Anh,.. để bán cho NHTM, bởi vì NHNN không quy định biên độ đối với các loại ngoại tệ đó.

Do đó, với diễn biến thực tế của thị trường nói trên thì việc NHNN cho phép NHTM và doanh nghiệp thực hiện cơ chế tỷ giá thoả thuận là hợp thức hoá hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường hiện nay. Nhưng NHNN liệu có cho phép đồng loạt các NHTM thực hiện cơ chế tỷ giá thoả thuận hay không thì còn chờ đợi.

Cơ chế mới này sẽ thay thế cho cơ chế hàng ngày NHNN công bố tỷ giá liên ngân hàng còn các NHTM thì thực hiện việc mua bán ngoại tệ cho khách hàng trong phạm vi biên độ không hợp lý.

Đồng thời nếu tất cả các NHTM đều được thực hiện cơ chế tỷ giá thoả thuận thì có thể sẽ gây sốc cho thị trường, tạo ra phản ứng xấu của lãi suất và tín dụng như đã từng xảy ra đối với biện pháp thắt chặt tiền tệ thời gian qua của NHNN. Nhưng nếu không cho tất cả các NHTM được phép thực hiện thì sẽ nảy sinh tình trạng so bì giữa các NHTM. Để phù hợp với thực tiễn có lẽ NHNN sẽ mở rộng thêm đối tượng NHTM được thực hiện cơ chế tỷ giá thoả thuận trên cơ sở các điều kiện được đưa ra như kinh nghiệm, trình độ cán bộ, quy mô vốn, rủi

ro trong lịch sử, uy tín… của NHTM đó. Dự báo NHNN sẽ có lộ trình cho phép các NHTM thực hiện cơ chế tỷ giá thỏa thuận.

Cơ chế tỷ giá thoả thuận cũng giúp giải toả được tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ rất lớn nhưng không bán được cho NHTM hiện nay, nhưng có lẽ sẽ làm cho tỷ giá giảm thấp hơn, hay đồng Việt Nam sẽ lên giá mạnh. Mặc dù vậy có lẽ thị trường sẽ tự điều chỉnh, sau khi giảm. Tỷ giá sẽ dừng lại và lên xuống hàng ngày theo đúng quan hệ cung cầu và theo đúng nguyên tắc thị trường. Giữa NHTM và doanh nghiệp thực sự bình đẳng trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán, doanh nghiệp không bị ép buộc bởi tỷ giá khi mua ngoại tệ hay bán ngoại tệ.

Khác với diễn biến trong quá khứ, khi NHNN chủ động cho đồng VND mất giá khoảng 1% so với USD, diễn biến tỷ giá hiện nay ngày càng phức tạp

Một phần của tài liệu Nhập môn tài chính tiền tệ (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w