Phân tích nội dung và xác địh trọng tâm bài học:

Một phần của tài liệu Xây dựng Website thông tin và diễn đàn học tập (Trang 61 - 64)

1. Phân tích cấu trúc nội dung bài dạy. Cấu trúc nội dung bài gồm có 4 phần lớn.

Phần 1: Khái niệm về biểu đồ Phần 2: Các bước tạo biểu đồ Phần 3: Hiệu chỉnh biểu đồ

Phần 4: Đưa các đối tượng vào bảng tính

Việc phân chia và sắp xếp trình tự các phần nội dung như trong sách giáo khoa như vậy là hợp lý, thuận tiện cho việc giảng dạy của giáo viên và thuận tiện cho việc lĩnh hội các kiến thức và các kỹ năng thực hành của học sinh.

2. Xác định trọng tâm của bài.

Trong quá trình dạy học người giáo viên phải xác định rõ trọng tâm của bài trước khi tiến hành soạn giảng. Bởi đối với những kiến thức trọng tâm người giáo viên trong quá trình.

Người giáo viên phải xác định trong tâm của bài học trước khi tiến hành soạn giảng bởi đối với những kiến thức trọng tâm của người giáo viên trong quá trình lên lớp, phải mất rất nhiều thời gian hợp lý, đồng thời vừa giảng vừa quan sát học sinh để nhận thông tin phản hồi xem họ có hiểu bài hay không. Nếu học sinh chưa hiểu thì phải tìm cách diễn giải khác để học sinh dễ hiểu. Bởi đó là những kiến thức xuyên suốt học sinh cần dùng đến. Đồng thời xác định trọng tâm của bài còn để khi tiến hành kiểm tra bài cũ, ôn tập, kiểm tra một tiết, kiểm tra giữa kì đều có thể vào những kiến thức này.

Trọng tâm của bài soạn số 1 bao gồm các kiến thức sau: - Tạo bảng tính

- Biểu diễn đồ thị từ dữ liệu trong bảng - Cách di chuyển biểu đồ

- Thay đổi kích thước biểu đồ

- Thay đổi tiêu đề đồ thị, thuyết minh các cột, các đường kẻ ngang dọc, chú thích, các nhãn

- Hiệu chỉnh các thành phần bên trong biểu đồ: + Xóa một thành phần

+ Thay đổi kích thước một thành phần + Định dạng lại một thành phần

- Đưa các đối tượng vào bảng tính

3. Những khái niệm cần hình thành trong bài.

Khái niệm là một trong những nội dung kiến thức khó dạy và trừu tượng, khó tiếp thu. Mặt khác khái niệm có vai trò quan trọng trong cấu trúc nội dung giảng dạy, vì đó là những tri thức có tính chất nền tảng, mở đầu nên bản thân em khi xây dựng giáo án cần phải tìm hiểu rất kĩ các khái niệm của bài để giảng bài có kết qủa cao hơn.

Biểu đồ là gì ?

Cách thức xây dựng, hiệu chỉnh biểu đồ. Đưa các đối tượng hình ảnh vào bảng tính.

4. Xác định nội dung cơ sở của toàn bài và được dùng nhiều về sau.

Trong quá trình dạy học người giáo viên phải xác định rõ trọng tâm của bài trước khi tiến hành soạn giảng. Bởi đối với những kiến thức, nội dung cơ sở trọng tâm người giáo viên phải xác định rõ trong quá trình giảng dạy.

- Xây dựng biểu đồ

- Chèn thông tin vào biểu đồ

5. Xác định nội dung khó dạy khó tiếp thu trong bài.

Nội dung “ các bước tạo biểu đồ” là nội dung khó tiếp thu vì vậy khí giảng phần này giáo viên nên giảng chậm, lấy ví dụ dễ hiểu và thiết thực để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu bài một cách nhanh chóng. Qua đó cũng có thể lồng những khả năng giáo dục vào trong quá trình dạy học bao gồm:

- Giáo dục tính ham học hỏi, ham hiểu biết, lòng tự tin để vươn lên chiếm lĩnh tri thức mới.

- Giáo dục tinh thần say mê sáng tạo, thái độ học tập nghiêm túc để đạt được kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng Website thông tin và diễn đàn học tập (Trang 61 - 64)