ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN NGUYÊN

Một phần của tài liệu Hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình (Trang 57 - 61)

BÌNH

Là một xí nghiệp chuyên lắp ráp do đó chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng hơn 90% gia thành sản phẩm. Dưới hình thức là một loại tài

sản lưu động của xí nghiệp, do yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu là một trong những vấn đề quan trọng. Ý thức được điều này nên hệ thống kế toán tài chính nói chung và kế toán vật liệu nói riêng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán.

Về mặt tổ chức: Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức hợp lý, hoạt động có nguyên tắc. Với đội ngũ nhân viên kế toán nhiệt tình, có năng lực, công tác kế toán có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa nhân viên kho và phòng kế toán giúp cho việc ghi chép sổ sách số liệu chính xác, kịp thời.

Về mặt quản lý: Xí nghiệp đã tổ chức được một bộ phận chuyên môn đảm nhận công tác vận chuyển, chuyên chở, một đội xe riêng, dùng xe tải của xí nghiệp để vận chuyển vật liệu do đó giảm được chi phí thuê ngoài vật liệu, bên cạnh đó là hệ thống kho tàng được xí nghiệp xây dựng kiên cố chống ẩm tốt tránh được tốt nhất hiện tượng han gỉ, ôxi hoá nguyên vật liệu, mỗi loại vật liệu được bảo quản ở một kho riêng, xí nghiệp hiên nay có 3 tổng kho và trong mỗi tổng kho có bảo quản riêng từng loại vật liệu.

Mặt khác, xí nghiệp cũng đã xây dựng định mức tiêu hao vật liệu các loại cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra ở VMC la mỗi chiếc ô tô. Do đó đã tiết kiệm được chi phí, hạn chế sự mất mát lãng phí vật liệu.

Về mặt hạch toán: VMC không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu nhằm theo dõi chặt chẽ tình hình dự trữ và sử dụng vật liệu trong xí nghiệp.

Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song giúp cho việc ghi chép của kế toán đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu. Hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục, tình hình biến động của vật tư, tiền vốn… Cách thức hạch toán, hệ thống tài khoản sổ sách, mẫu

biểu điều được tuân thủ theo Quy định 1141-TC-QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính.

Nhìn chung công tác kế toán nguyên vật liệu được thực hiện khá tốt, đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của xí nghiệp, đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình nguyên vật liệu, tính toán, phân bố chính xác cho từng đối tượng sử dụng. Ngoài ra việc đáp ứng máy vi tính giúp cho công việc hạch toán, tính toán nhanh chóng, hiệu quả và độ chính xác cao hơn.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm nổi bật đã nêu trên, công tác kế toán nguyên vật liệu ở VMC còn tồn tại một số yếu điểm cần được khắc phục và hoàn thiện, đó là:

Vấn đề phân loại vật liệu:

Hiện nay VMC đã tiến hành phân loại vật liệu theo mã số: Từ 1-278: vật liệu phụ

Từ 400- 500: hoá chất Từ 501-trở lên: các loại sơn

Đối với vật liệu chính CKD không tiến hành phân loại mà quản lý riêng. Qua đây cho thấy việc phân loại như trên có tính khoa học nhưng chưa hợp lý. Đó là:

+Thứ nhất mã số của các loại vật liệu phụ và sơn hoá chất chỉ là những con số hữu hạn, nếu như vật liệu nhiều hơn thì phải tiến hành phân loại lại mặt khác không chi tiết hơn nữa cho từng loại vật liệu (xí nghiệp không quy định mã số có 4 chữ số).

+Thứ hai là đối với linh kiện CKD không được tiến hành phân loại sẽ không tiện cho công tác quản lý vật liệu. Để khắc phục hạn chế trên em thấy kế toán nên lập sổ danh mục vật liệu cho từng loại.

Hiện nay VMC đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ là hoàn toàn phù hợp. Song việc phản ánh vào nhật ký còn một số điểm lưu ý, đó là VMC không sử dụng tiểu khoản chi tiết theo dõi nguyên vật liệu theo từng nhóm: vật liệu chính, vật liệu phụ, sơn, hoá chất, do đó không theo dõi cụ thể từng loại mà chỉ phản ánh chung chung.

Về kế toán chi tiết vật liệu:

VMC đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán. Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán diễn ra hàng ngày, giữa hai bộ phận ghi có sự trùng lập nhau về chỉ tiêu số lượng. Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chỉ tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của phòng kế toán. Tại VMC có nhiều loại vật liệu lại thường xuyên biến động, các nghiệp vụ phát sinh lớn, do vậy sẽ dần đến gây mất thời gian, phức tạp vì chứng từ luân chuyển nhiều lần.

Về kế toán tổng hợp vật liệu:

Về cơ bản việc phân bố chi phí nguyên vật liệu cho các đối tượng chịu chi phí là phù hợp với quy định. Tuy nhiên trên bảng phân bổ số 2 kế toán chỉ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chung cho các đối tượng sử dụng mà không chi tiết cho từng đối tượng (ở đây là từng phân xưởng sản xuất). Mặt khác kế toán cũng không phản ánh chi tiết về từng loại vật liệu: chính, phụ, nhiên liệu, … mà chỉ phản ánh chung vào TK 152 “Nguyên vật liêu”. Vì vậy ta chỉ biết được tổng giá trị thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng mà không biết đựoc cụ thể của từng loại là bao nhiêu.

Việc áp dụng tin học trong kế toán nguyên vật liệu:

Việc cài đặt phần mềm vào máy chưa được thực hiện, cho nên công việc hạch toán còn chậm và khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH SẢN XUẤT Ô

Một phần của tài liệu Hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w